Nhật Bản cho phép dùng dấu chấm than, chấm hỏi trong văn bản hành chính
Tin 60s
Bài: Rin
Ảnh bìa: assets.st-note.com, pixta
Sau hơn 70 năm, Chính phủ Nhật Bản đã cho phép sử dụng dấu chấm than (!) và dấu chấm hỏi (?) trong các văn bản hành chính.
Trong “Hướng dẫn soạn thảo văn bản chính thức” (公用文作成の要領) của Chính phủ Nhật Bản bao gồm một loạt các quy định cần tuân thủ khi soạn thảo văn bản công. Sau lần cập nhật gần nhất vào năm 1952, vào ngày 07/01 vừa qua, Bộ Giáo dục, Văn hóa, Thể thao, Khoa học và Công nghệ mới quyết định
thực hiện một số điều chỉnh, trong đó phải kể đến việc dấu chấm
hỏi và dấu chấm than chính thức được phép sử dụng.
Vốn
dĩ, cả dấu chấm than và dấu chấm hỏi đều không thuộc hệ thống dấu câu
trong tiếng Nhật. Người Nhật có những cách khác để biểu lộ ý nghĩa của
hai dấu này, điển hình như khi đặt câu hỏi trong tiếng Nhật, chữ “か –
Ka” được đặt cuối câu để chỉ đây là câu hỏi. Do đó, cả câu bình thường
lẫn câu hỏi đều được kết thúc bằng dấu chấm tròn (。) .
Ví dụ:
ラーメンをたべました。
Ramen wo tabemashita.
Tôi đã ăn ramen.
ラーメンをたべましたか。
Ramen wo tabemashita ka.
Bạn đã ăn ramen chưa?
Tuy
nhiên, “Hướng dẫn soạn thảo văn bản chính thức” được cập nhật trong năm
nay đã thừa nhận rằng, đôi khi việc sử dụng dấu chấm hỏi và dấu chấm
than có thể làm cho ý nghĩa hoặc cảm xúc được bộc lộ trong câu trở nên
rõ ràng hơn, chẳng hạn như khi trích dẫn một đoạn hội thoại.
Với thay đổi mới nhất này, văn bản do các cơ quan Chính phủ công bố có thể dễ dàng truyền tải ý nghĩa và giúp người dân nhanh chóng hiểu được.
Lần chỉnh sửa “Hướng dẫn soạn thảo bản chính thức” trước đó diễn ra vào năm 1952, cho phép các tài liệu tiếng Nhật được phép viết theo hàng ngang thay vì kiểu dọc truyền thống.
kilala.vn