Kilala.vn đã có diện mạo mới    Trải nghiệm ngay

Nhật Bản: Cách boa tiền để không bị coi là "thô lỗ"

Văn hóa Nhật Bản    • May 18, 2021

Bài: kirin

Tại Nhật, boa tiền sẽ bị xem là thiếu tế nhị, thậm chí xúc phạm đến người nhận nếu không đúng đối tượng và không đúng cách.

Ở nhiều nước trên thế giới, khách hàng sẽ gửi thêm khoản tiền nhỏ gọi là tiền boa (tip) cho nhân viên phục vụ bàn, tài xế taxi, thợ làm tóc, bellman trong khách sạn...thay cho lời khen về chất lượng dịch vụ. Với Hoa Kỳ một số quốc gia khác, boa tiền là văn hóa bắt buộc tại các nhà hàng, số tiền này chiếm phần lớn trong thu nhập của nhân viên. Nhiều nước châu Á như Việt Nam hay Trung Quốc tuy không có văn hóa tiền boa, nhưng trong trường hợp khách hàng trả dư, số tiền đó có thể trở thành tip. Dù luôn được ca ngợi về chất lượng phục vụ, người Nhật không tồn tại văn hóa nhận tiền boa, thậm chí đây còn được coi là vấn đề cấm kỵ.

cách boa tiền để không bị coi là thô lỗ
Boa tiền tại nhà hàng, khách sạn hay tiệm làm tóc đều bị xem là thô lỗ. Ảnh: blog.thomascook.in

Boa tiền không thuộc văn hóa Nhật Bản

Nói về ngành dịch vụ của Nhật, Omotenashi (お持て成し) là một từ khóa vô cùng quan trọng. Không dừng ở việc cung cấp dịch vụ xuất sắc, Omotenashi là sự hiếu khách vượt trên cả mong đợi, có thể dự đoán và đáp ứng nhu cầu của khách trước khi họ mở lời. Cốt lõi của văn hóa Omotenashi là phục vụ từ trái tim, không kỳ vọng nhận được sự đáp lại. Do đó, người Nhật quan niệm, nhận thêm tiền ngoài giá dịch vụ sẽ làm mất đi giá trị từ những nỗ lực họ bỏ ra.

Thứ hai, lòng tự hào về công việc của mình bất kể nghề nghiệp khiêm tốn đến đâu đã ăn sâu vào văn hóa Nhật Bản. Không cần đến khoản tiền thưởng hay tiền boa, người lao động vẫn làm việc với 100% sức lực. Người Nhật cũng rất trung thành với sếp và công ty nên việc nhận tiền boa với họ chẳng khác nào bày tỏ bản thân không hài lòng với mức lương nhận được.

boa tiền không thuộc văn hóa Nhật Bản
Boa tiền tại Nhật có thể gây ra tình huống khó xử cho nhân viên. Ảnh: skdesu.com

Dù chỉ là một khoản tiền rất nhỏ, người Nhật cũng sẽ từ chối nhận, nên không thiếu trường hợp khách đưa dư tiền khiến các nhân viên phải đuổi theo trả lại bằng được. Do đó, khi ở Nhật, bạn hãy cảm ơn và dành lời khen chân thành đến người phục vụ thay vì boa tiền - đây là cách tốt nhất để bày tỏ sự cảm kích của mình.

/banner

Khi nào boa tiền không bị xem là thô lỗ?

Tại nhà hàng, tiệm cắt tóc, taxi, combini...boa tiền đều không phù hợp. Tuy nhiên, vẫn có một số trường hợp ngoại lệ người Nhật vẫn gửi tip như một lời cảm ơn tới những người đã phục vụ, hỗ trợ mình.

Nakai-san tại lữ quán (Ryokan)

Tại các Ryokan, một người phụ nữ gọi là Nakai-san (仲居さん) - nhân viên lữ quán - sẽ chịu trách nhiệm hướng dẫn, chăm sóc mọi nhu cầu của khách trong suốt thời gian họ lưu trú tại đó. Khác với tip thường được tặng sau khi sử dụng dịch vụ, người Nhật sẽ gửi một phong bì đến Nakai-san như lời chào hỏi, đi kèm với câu “お世話になります” (Xin hãy chiếu cố) vào ngày đầu đến lữ quán, ngay sau khi Nakai-san hướng dẫn khách nhận phòng và cung cấp các thông tin cần thiết. Món tiền này được gọi là “Kokorozuke” (心付け).

khi nào boa tiền không bị xem là thô lỗ
Người Nhật thường gửi Kokorozuke cho Nakai-san tại lữ quán. Ảnh: yukoyuko.net

Nhân viên vận chuyển

Để cảm ơn sự cực nhọc của các nhân viên vận chuyển, khuân vác, người thuê có thể gửi phong bì Kokorozuke cho từng người.

Nhân viên tại đám cưới, đám tang của gia đình

Người tổ chức, chụp ảnh, làm tóc, MC... cũng có thể là đối tượng để nhận tiền boa thích hợp.

Nhân viên công ty

Đây là một phong tục phổ biến trong các công ty Nhật. Khi bán được những đơn hàng lớn, một số tiền nhỏ sẽ được cho vào trong phong bì màu đỏ có in chữ “大入” (Ooiri) và trao cho nhân viên có liên quan để cảm ơn nỗ lực của họ.

đại nhập
"大入 - đại nhập" được hiểu là đơn hàng hay khoản tiền lớn. Ảnh: nichiyo-bi.com

Không đưa tiền trực tiếp

Trong văn hóa Nhật Bản, boa tiền trực tiếp là vô cùng thô lỗ với người nhận. Những tờ tiền sạch cần được cho vào phong bì và trao cho người nhận bằng cả hai tay, họ cũng dùng cả hai tay để nhận. Phong bì đựng tiền có thể là Pochi-bukuro hay Kaishi và tiền giấy được sử dụng thay vì tiền xu.

Pochi-bukuro (ポチ袋)

Là phong bì nhỏ dùng để đựng tiền mừng tuổi dịp năm mới, tiền boa hay tiền mừng. “ポチ - Pochi” trong phương ngữ Kansai nghĩa là một chấm hoặc vật nhỏ, cũng như thái độ khiêm tốn của người Nhật khi tặng quà cho người khác.

không đưa tiền trực tiếp
Dễ dàng tìm mua Pochi-bukuro tại các cửa hàng tiện lợi. Ảnh: graphic.jp

Kaishi (懐紙)

Kaishi là một tập giấy người Nhật luôn mang theo bên mình vào thời Kimono vẫn là trang phục hàng ngày, và ngày nay nó có thể được sử dụng làm khăn giấy, giấy ghi chú...vô cùng tiện lợi. Bạn có thể xếp giấy Kaishi thành phong bì đựng tiền trong trường hợp không có sẵn Pochi-bukuro.

kaishi
Ảnh: ameblo.jp/kimonosalonfourseasons

kilala.vn

padding
padding
padding
padding
padding
padding
KILALA vol.45

Chỉ từ 220.000 VND, bạn sẽ nhận được 4 số Kilala giao tận nhà và một trong những phần quà hấp dẫn.

KILALA vol.44

KILALA vol.44

KILALA vol.43

KILALA vol.43

KILALA vol.42

KILALA vol.42

KILALA vol.41

KILALA vol.41

KILALA vol.40

KILALA vol.40

KILALA vol.39

KILALA vol.39

KILALA vol.38

KILALA vol.38

KILALA vol.37

KILALA vol.37

KILALA vol.36

KILALA vol.36

KILALA vol.35

KILALA vol.35

Đăng ký bản tin

Đăng ký bản tin của KILALA để cập nhật những thông tin Nhật Bản mới nhất

go Top