Kilala.vn đã có diện mạo mới    Trải nghiệm ngay

Tham gia trận chiến như Samurai tại lễ hội Kawanakajima Gassen

Lễ hội Nhật Bản    • Aug 21, 2021

Bài: Natsume

Không chỉ chứng kiến cảnh tái hiện cuộc chiến huyền thoại của các Samurai mà bạn cũng có thể đăng ký tham gia chiến đấu trong lễ hội này.

Là sự kiện chính, diễn ra vào mùa thu ở thành phố Fuefuki, tỉnh Yamanashi, lễ hội “Kawanakajima Gassen Sengoku Emaki” được tổ chức hàng năm nhằm tái hiện lại trận Kawanakajima Gassen nổi tiếng. 

Nếu mong muốn trải nghiệm cảm giác như một Samurai thực thụ, bạn có thể đăng ký trên website của địa phương, sau đó thực hiện theo hướng dẫn để đảm bảo lễ hội được diễn ra trọn vẹn nhất. Trong sự kiện chung, người tham gia sẽ được mặc áo giáp và chia thành hai đội: quân Takeda và quân Uesugi để chiến đấu theo kịch bản đã được phân công.

samurai

Lễ hội tái hiện trận chiến Kawanakajima Gassen. Ảnh: Japan Travel

Sau buổi diễn tập tại Trường Tiểu học Isawa Kita đối với Quân đội Takeda và tại Trường Tiểu học Isawa Minami đối với Quân đội Uesugi, mọi người sẽ tiến về phía đông Isawa Ichibe Dori, hướng đến chiến trường trên sông Fuefuki để chuẩn bị tái hiện lại trận chiến.

samurai

Ảnh: Fuefuki city

Trận chiến Kawanakajima

Trận chiến Kawanakajima là cuộc chiến đấu giữa "con hổ xứ Kai" Takeda Shingen và "con rồng xứ Echigo" Uesugi Kenshin tại bình nguyên Kawanakajima, phía Nam thành phố Nagano, Nhật Bản ngày nay. Trận chiến chủ yếu để tranh giành quyền lực giữa các gia tộc. Cuộc xung đột này dẫn đến sự cạnh tranh quân sự lâu dài giữa hai Daimyo (lãnh chúa) bao gồm loạt 5 trận đánh nổi tiếng vào các năm 1553, 1555, 1557, 1561 và 1564 (thời kỳ Chiến quốc). Trong đó, trận thứ 4 vào năm 1561 được xem là khốc liệt và bi hùng nhất.
samurai
Ảnh: Yoshitoshi

Trận chiến đầu tiên – Năm 1553

Vào tháng 9/1553, Shingen tiến về phía bắc của tỉnh Shinano (Nagano ngày nay), đến đồng bằng Kawanakajima. Tại đây, khi đến gần ngôi đền Hachiman và trạm chán lực lượng của Kenshin, họ ngưng chiến và quyết định gặp nhau ở một điểm cách đó vài km. Tuy nhiên, cuộc chiến vẫn không diễn ra. Vào tháng 10, khi Shingen đang rút lui khỏi khu vực, Kenshin tấn công gần địa điểm của đền thờ Hachiman và đánh bại quân đội Takeda.
[subscribe]

Trận chiến thứ hai – Năm 1555

Hay còn được gọi là “Trận chiến của Saigawa” diễn ra vào năm 1555. Shingen tiến qua đồng bằng Kawanakajima đến sông Saigawa và đóng quân trên đồi Otsuka, ngay phía nam bờ sông. Quân đội của Kenshin di chuyển từ các vị trí trên đồi, xuống sông và hạ trại ở bờ đối diện. Trong bốn tháng, hai đội quân ngồi đối mặt với nhau, mỗi bên chờ đợi bên kia thực hiện động thái đầu tiên. Cuối cùng, đối mặt với tình trạng bất ổn chính trị giữa các đồng minh của họ, cả hai quân đội đều rút lui.
samurai
Ảnh: Yoshitoshi

Trận chiến thứ ba – Năm 1557

Shingen một lần nữa tiến lên đồng bằng và chiếm được Katsurayama, một pháo đài trên núi nằm sâu trong lãnh thổ Uesugi. Sau đó, quân của ông tấn công lâu đài Iiyama, nằm dọc theo một con đường lớn vào Echigo và phía đông bắc của chùa Zenko-ji, một vị trí trên đỉnh đồi với tầm nhìn chủ đạo ra toàn bộ đồng bằng. Bên phía Kenshin có quân đội đóng tại chùa Zenko-ji, đã phản ứng bằng cách tung ra một cuộc xuất kích để giải vây lâu đài Iiyama. Shingen nhanh chóng rút lui, một lần nữa tránh được một trận chiến lớn với kẻ thù của mình.
samurai
Sơ đồ 5 trận chiến Kawanakajima. Ảnh: Warfare History

Trận chiến thứ tư – Năm 1561

Vào tháng 09/1561, hai đội quân giao chiến trong "Trận chiến Kawanakajima lần thứ tư". Lúc này, Uesugi Kenshin đã nhận chức vị Kanto-Kanrei tương đương với phó thống lãnh, chỉ dưới quyền Shogun (Tướng quân). Kenshin mệt mỏi vì phải đấu với Shingen nên quyết tâm tiêu diệt đối thủ trong trận chiến cuối cùng. Quân đội Kenshin gồm 18.000 binh lính hành quân về phía rìa Tây Bắc của lãnh thổ Takeda. Mục tiêu của ông là lâu đài Kaizu, nơi kiểm soát liên lạc của Takeda từ phía bắc đến đồng bằng Kawanakajima và phía nam của đồng bằng nơi có các đèo núi quan trọng. Vượt qua các sông Saigawa và Chikumagawa, Kenshin chiếm một vị trí kiên cố trên núi Saijoyama nhìn ra lâu đài Kaizu. Các Samurai đã nhận thấy tình hình và cảnh báo cho Shingen về mối nguy hiểm. Shingen phản ứng nhanh chóng và tiến về phía Kaizu với 16.000 người.

Shingen cắm trại ở bờ tây sông Chikumagawa gần pháo đài Amenomiya. Shingen di chuyển đầu tiên, nhanh chóng băng qua Chikumagawa bên dưới vị trí của Kenshin và di chuyển toàn bộ lực lượng của mình, tăng thêm 20.000 quân tiếp viện vào Lâu đài Kaizu. Sau đó, một vị tướng trong quân đội của Shingen là Yamamoto Kansuke đã nghĩ ra một kế hoạch thú vị được gọi là Chiến dịch “Chim gõ kiến”. Một lực lượng “chim gõ kiến” gồm 8.000 người sẽ leo lên Saijoyama vào ban đêm và “đánh úp” quân đội của Kenshin. Về phía những người còn lại, Shingen đã chọn đội hình “Kakuyoku - cánh hạc” chờ đợi để bao vây kẻ thù.

samurai

Ảnh: Osprey

Tuy nhiên, rạng sáng hôm sau, Shingen nhận thấy quân đội Kenshin đã không đi theo hướng mà họ dự định, dường như Kenshin cũng đoán được ý đồ. Lợi dụng màn đêm. Kenshin đã di chuyển quân đội của mình trong bí mật qua khúc cạn của sông Amenomiya, để lại hậu phương gồm 3.000 người bảo vệ pháo đài và triển khai một phần về phía tây vị trí của Shingen.

Đến lúc này, cuộc giao tranh của hai quân đội thực sự bắt đầu. Sau thời gian chiến đấu, khi đôi bên cùng kiệt sức, một hiệp định đình chiến đã được tiến hành. Đây được xem là trận chiến gây tổn hao quân lực cho cả đôi bên, Kenshin đã mất 12.960 binh lính, tương đương 72%. Trong khi Shingen, mặc dù “lấy” 3.117 đầu kẻ thù làm chiến lợi phẩm nhưng cũng mất đi 62%, tương đương 12.400 người. Đây được xem là một trong những trận đánh lớn trong lịch sử Nhật Bản.

samurai

Ảnh: Nabenosuke

Trận chiến thứ năm – Năm 1564

Vào tháng 09/1564, hai đối thủ gặp lại nhau trong trận chiến thứ năm và đây cũng trận chiến cuối cùng tại Kawanakajima. Đối mặt với nhau bên kia sông Saigawa, hai bên đã giữ nguyên vị trí của họ trong 60 ngày, chỉ tham gia vào một cuộc giao tranh nhỏ trước khi rút lui.

Các trận chiến tại Kawanakajima là một ví dụ hấp dẫn về phong cách chiến tranh gia tộc tiêu biểu cho thời kỳ Chiến quốc cũng như loại chiến thuật phức tạp được quân đội lên chiến lược công phu. Khả năng thực hiện các cuộc hành quân phức tạp vào ban đêm, sau đó tập hợp thành các đội hình chiến thuật lớn, được thiết kế phức tạp thể hiện mức độ huấn luyện, kỷ luật cao và chuyên môn hóa vũ khí đã được chứng minh rõ ràng bởi các đội quân của Daimyo. Bộ phim “Heaven and Earth” của Nhật Bản cũng được cho là lấy cảm hứng từ trận chiến này.

kilala.vn

padding
padding
padding
padding
padding
padding
KILALA vol.45

Chỉ từ 220.000 VND, bạn sẽ nhận được 4 số Kilala giao tận nhà và một trong những phần quà hấp dẫn.

KILALA vol.44

KILALA vol.44

KILALA vol.43

KILALA vol.43

KILALA vol.42

KILALA vol.42

KILALA vol.41

KILALA vol.41

KILALA vol.40

KILALA vol.40

KILALA vol.39

KILALA vol.39

KILALA vol.38

KILALA vol.38

KILALA vol.37

KILALA vol.37

KILALA vol.36

KILALA vol.36

KILALA vol.35

KILALA vol.35

Đăng ký bản tin

Đăng ký bản tin của KILALA để cập nhật những thông tin Nhật Bản mới nhất

go Top