Những yếu tố tâm linh như ma quỷ hay nguyền rủa tồn tại ở mọi
nền văn hóa, tuy nhiên ở mỗi quốc gia sẽ thường có đôi chút khác biệt.
Vậy tại Nhật Bản, một đất nước Thần đạo, những lời nguyền có gì đặc
biệt?
Chủ đề lời nguyền luôn được chú ý từ xưa đến nay vì nó liên quan đến những câu chuyện tâm linh, huyền bí. Không chỉ trong phim ảnh, "noroi - 呪い" (lời nguyền) còn trở thành đề tài chính của nhiều tiểu thuyết, manga hay anime. Nhiều người cho rằng đây chỉ là chuyện mê tín nhưng cũng không thiếu người khẳng định rằng điều này có tồn tại.
Vì
thế tại Nhật có một câu thành ngữ là “Hito wo norowaba ana futatsu? -
人を呪わば穴二つ”, tạm dịch: "Nguyền rủa người khác cũng là tự đào hố chôn
mình". Câu này có thể hiểu là nếu bạn mong ước chuyện xấu xảy ra với
người khác thì bạn cũng bị quả báo và gặp điều tương tự.
Nguyền rủa là gì?
“Nguyền
rủa” là hành động gieo rắc tai ương, bất hạnh hay xui xẻo cho một cá
nhân hay nhóm người bằng các thủ thuật liên quan đến linh hồn, thần
thánh mà không tác động bằng yếu tố vật lý. Nói cách khác, “nguyền rủa”
sẽ gây hại cho đối phương bằng các hành động không thể nhìn thấy bằng
mắt.Trong
tiếng Nhật, từ "呪い" có hai cách đọc: “Noroi” và “Majinai” nhưng lại
mang hai ý nghĩa hoàn toàn khác nhau. Trong trường hợp hành động vô hình
mang mục đích xấu thì "呪い" sẽ được đọc là Noroi, có nghĩa là nguyền
rủa. Nhưng nếu hành động vô hình ấy được dùng với mục đích tốt thì "呪い"
sẽ được hiểu là Majinai – cầu nguyện.
Tại
Nhật Bản, nơi thường xuyên xảy ra động đất, sóng thần, núi lửa phun
trào hay những tai ương khác như nạn đói, bệnh truyền nhiễm thì chúng cũng được
xem là một phần của Tatari.
Nguyền rủa bằng hình nhân
Đây có lẽ là cách trù yểm người khác khá “thịnh hành” trong nhiều bộ phim và được gọi là "Ushi no toki mairi - 丑の時参り". Hình ảnh một người mặc đồ trắng, dùng kim đâm vào hình nhân rơm được xem là đặc trưng cho hành động nguyền rủa người khác. Loại nguyền rủa này thường được tiến hành vào khoảng 02h00 – 02h30 rạng sáng - giờ Sửu.Cụ thể, một người mặc đồ trắng, cố gắng không để người khác nhìn thấy, dùng đinh dài đóng hình nhân làm bằng rơm (tượng trưng cho người mình muốn trù yểm) vào cây “Goshinboku - 御神木” được trồng ở đền thần. Có thể họ còn đội thêm "Gotoku - 五徳" trên đầu (vòng đội đầu có 3 cây nến) và miệng ngậm lược.
Thông thường, họ sẽ thực hiện nghi thức này và đảm bảo không để ai nhìn thấy trong vòng 7 ngày liên tục. Nếu không bị phát hiện, người bị nguyền sẽ phát bệnh tại nơi cây đinh đâm vào và chết đi. Ngược lại, nếu ai đó nhìn thấy, lời nguyền sẽ có tác dụng ngược lại người trù yểm. Vì thế, trong lúc thực hiện nghi thức, họ bắt buộc phải giết người phát hiện mình nếu không muốn chính mình là người phải chết.
Bằng
cách thực hiện liên tục 7 ngày, thù hận và chấp niệm được chuyển thành
sức mạnh sát hại đối phương. Ngôi đền từng đại diện cho hình thức trù
yểm vào giờ Sửu này là đền Kifune ở Kyoto, ngày nay nơi đây nổi tiếng
với quẻ bói nước độc đáo.
Ngoài ra, còn có nhiều hình thức nguyền rủa khác, có thể đến từ quá khứ như linh hồn báo thù Onryo, lời nguyền đặt trên bia mộ, trang sức hay kiếm; lời nguyền được gieo ở hiện tại qua bùa chú... Trong đó, truyền thuyết về Tam đại Onryo là những linh hồn mang lời nguyền khủng khiếp sẽ khiến người ta phải rùng mình.
Cách người Nhật xưa hóa giải lời nguyền
Âm Dương sư
Để
giải trừ lời nguyền, người xưa thường tìm đến "Onmyoji - おんみょうじ" (Âm
Dương sư). Đây là chức quan của Nhật Bản vào thời cổ đại. Onmyoji vốn dĩ
là những thầy bói có kiến thức sâu rộng về nhiều mặt, họ sử dụng Âm
Dương đạo (lấy âm dương, ngũ hành làm cơ sở) để bói toán, xem phong
thủy. Thời gian trôi qua, họ bắt đầu làm những công việc như trừ tà
ma, bảo vệ làng và người dân khỏi những tác hại của bùa chú.Vào thời điểm đó, những Jugonshi (呪禁師) – thầy trừ tà, cũng xuất hiện khắp mọi nơi. Họ làm các công việc từ trừ tà diệt ma cho tới nguyền rủa người khác. Tuy nhiên, vì đặc thù của công việc bao gồm cả nguyền rủa nên họ được xem là nhóm người nguy hiểm. Thêm vào đó, công việc trừ tà cũng biến mất đi khi các Onmyoji dần thực hiện cả việc trừ tà diệt ma.
Những Jugonshi có thể trù yểm và giết người khác bằng chú thuật, nhưng cũng có nguy cơ rất cao chính những chú thuật đó bật ngược lại họ. Khi những bùa chú áp đặt lên người khác bị phát hiện và thanh trừ thì chúng sẽ quay trở lại và thậm chí giết hại cả “chủ nhân”.
Bùa hộ mệnh
Nếu người bị yểm bùa chỉ gặp xui xẻo mà không gây ra nhiều trở ngại trong cuộc sống, rất có thể hiệu lực của lời nguyền đã giảm dần theo thời gian. Tuy nhiên, khi gặp phải những lời nguyền ảnh hưởng đến tính mạng, người xưa thường đến đền chùa để thực hiện những nghi thức giải hạn và thanh tẩy.Ngoài ra, mang theo bên mình một chiếc bùa hộ mệnh – Gofu hay Ofuda chứa đựng các phước lành và bảo hộ của Thần Phật cũng là một cách. Những chiếc bùa sẽ thay chủ nhân gánh vác lời nguyền. Tuy nhiên, mỗi lá bùa đều mang năng lượng riêng nên không có nghĩa nhiều lá bùa gộp lại sẽ giúp năng lượng chống lại các lời nguyền tăng lên, mà có khi chúng lại đối kháng nhau. Vì vậy, khi đến thăm đền chùa nào đó thì không nên mang bùa ở nơi khác theo.
Xem thêm: Người Nhật xua đuổi hồn ma như thế nào?
“Bẻ lái” lời nguyền
Lời nguyền bắt đầu từ những suy nghĩ vô hình, gieo rắc tai ương hữu hình cho người khác. Lời nguyền mang những cảm xúc tiêu cực mạnh mẽ nên việc giải trừ cũng không phải là điều dễ dàng. Tuy nhiên vẫn có thể “bẻ lái” cho lời nguyền để hiệu lực của của chúng không còn áp lên người bị nguyền, mà sang một vật thay thế khác.Người xưa thường đặt tóc, lông và móng tay của mình vào một nhìn nhân giấy, đeo hình nhân bên mình nhưng không được để nó chạm vào da. Hình nhân này vẫn có đặc điểm của người bị yểm nhưng không phải chính người bị yểm. Cách này có thể gọi là phân thân, làm lời nguyền chuyển hướng sang hình nhân thay thế.
kilala.vn