Đến Asakusa dự lễ hội Sanja
Văn hóa Nhật Bản
Từ thời edo, lễ hội Sanja được tổ chức thường niên ở một đền khác là Sensouji và diễn ra vào ngày 17,18/3. Tuy nhiên, sau thời Meiji thì những nghi lễ Phật giáo được tách khỏi lễ hội và phần còn lại được duy trì cho đến tận ngày nay, đặc biệt là nghi lễ rước kiệu. Kiệu thần (Miya Mikoshi) được đưa vào chính điện (Hondou) của đền Sensouji để an tĩnh trong một đêm – nghi thức này gọi là Douage. Sáng sớm hôm sau, kiệu sẽ được rước khỏi chính điện (Dousage) để tiến hành Ji gen e – nghi lễ thỉnh thần linh nhập kiệu. Toàn bộ quá trình này là phần mở đầu của lễ hội Sanjia được tổ chức vào tháng 5.
Lễ hội Sanja thường niên của đền Asakusa được tổ chức vào cuối tuần, quanh ngày 17,18/5. Những đoàn diễu hành nối dài liên tục thu hút đông đảo người dân cả nước đến xem. Khoảng từ 19:00 (15/05) nghi thức Miyari – thỉnh thần kinh nhập Mikoshi – sẽ diễn ra rất trang trọng và thần bí ở một nơi linh thiêng í tai biết đến.
Đây là một lễ hội đông đúc, nên những cuộc đánh nhau cũng xảy ra thường xuyên, đến mức trở thành đặc trưng của những cư dân thủ đô (còn gọi là Edokko). Xưa kia, người dân Edo thường thấy Kenka Mikoshi – những chiếc kiệu được mọi người vác trên vai cứ đâm sầm vào nhau trên phố, vì vậy mới có câu “Kaji to Kenka wa Edo no Hana” (*) (Hỏa hoạn và đánh nhau là hoa của Edo). Tuy nhiên, dần dần lực lượng bảo vệ đã có thể dẹp bớt hỗn loạn và những vụ va chạm cũng ít đi. Vào dịp Sanja Matsuri, người dân Tokyo mặc trang phục lễ hội gọi là Hanten, buộc bang đầu, vác kiệu thần là niềm tự hào của những người đàn ông địa phương nên không ít phụ nữ than thở rằng mỗi khi gần đến lễ hội Sanja là đàn ông ở đây chẳng tập trung làm việc gì cả.
(*): Tokyo vào thời Edo (1600 – 1868) rất hỗn loạn với những đám đánh nhau và nhiều vụ hoản hoạn lớn. Ngoài ra, người Edo (Edokko) cũng rất nóng tính và thích khoa trương nên mới có câu nói “Kaji to Kenka Wa Edo no Hana”