Kilala Vol 37: Muôn màu gia vị Nhật Bản
Sự kiện Nhật Bản
•
Jun 4, 2019
Người Nhật rất chú trọng sự cân bằng về vị giác cho món ăn. Vì thế, sự phối hợp 5 hương vị cơ bản không chỉ mang lại cảm giác ngon miệng, mà sâu xa hơn là lấy ngũ vị để gia tăng sức khoẻ. Bên cạnh những nội dung trọng tâm về gia vị Nhật và hướng dẫn làm những món ăn Nhật - Việt, Kilala Vol 37 đã chính thức phát hành với nhiều nội dung mới lạ và độc đáo.
Gia vị Nhật: Tưởng quen mà lạ
Người Nhật rất chú trọng sự cân bằng về vị giác cho món ăn. Vì thế, sự phối hợp 5 hương vị cơ bản không chỉ mang lại cảm giác ngon miệng, mà sâu xa hơn là lấy ngũ vị để điều chỉnh ngũ tạng, tạo nên sự cân bằng âm dương, giúp cơ thể dưỡng sinh khỏe mạnh. Liệu pháp này được xác định là xuất hiện vào thời Muromachi (TK 14 – 16), khi những giáo lý của Thiền tông dần tạo ảnh hưởng sâu rộng lên mọi mặt của đời sống võ sĩ.
Umami được khám phá vào năm 1908 bởi nhà khoa học Kikunae Ikeda (giáo sư của Đại học Hoàng gia Tokyo). Ông nhận thấy rằng vị của kombu dashi (nước dùng nấu từ tảo bẹ kombu) do có chứa chất glutamate nên rất khác biệt so với vị ngọt, chua, đắng và mặn, nên đặt tên vị này là umami (dịch là vị ngon, hoặc vị ngọt thịt).
Bên cạnh những gia vị truyền thống, ẩm thực Nhật Bản hiện đại còn có nhiều loại gia vị mới lạ như gia vị rắc cơm, Eki-miso dạng lỏng, sốt vị Shoyu chiết xuất từ cá chuồn nướng,…
/banner
Những bài viết truyền cảm hứng
Ajisai và sự vô thường của đời người: Vạn vật đều liên tục vận động và biến đổi không ngừng. Không có thứ gì tồn tại “mãi mãi”, chỉ khoảnh khắc hiện tại mới đáng trân quý. Đó là triết lý “vô thường” của Phật giáo mà ta có thể hiểu được thông qua ý nghĩa của loài hoa Ajisai.
Soseki Natsume và Ogai Mori trong phong trào cách tân văn học thời Minh Trị: Trong giai đoạn canh tân đất nước thời Minh Trị, con đường của tầng lớp trí thức thật như một tấm gương soi chiếu để hậu thế biết ơn và thấu hiểu cái giá phải trả của sự phát triển. Điều đó được phản chiếu sáng rõ qua hai con đường văn học của Soseki Natsume và Ogai Mori.
Những cách nhận diện công ty "đen" khi tìm việc: Công ty “đen” (ブラック企業) là thuật ngữ chỉ những công ty có chế độ bóc lột nhân viên như làm thêm quá nhiều nhưng không trả lương tăng ca, điều kiện làm việc khắc nghiệt hay bị chèn ép, quấy rối tình dục… Ứng viên có thể tránh được công ty “đen” khi tìm việc với những lưu ý từ BTV Kilala.
Chuyên mục Fashion của Kilala Vol 37 sẽ đem đến cho bạn ngập tràn cảm hứng với những bộ trang phục phá cách và nữ tính.
Nhân vật chuyên mục Get Inspired của Kilala Vol 37 là một nhà thiết kế thời trang áo cưới nổi tiếng thế giới, được mời đến tham dự show diễn thời trang “Coco Fashion Show” tổ chức tại Đà Nẵng – bà Yumi Katsura. Bí quyết nào đã đem đến thành công vang dội cho người được mệnh danh là “bà hoàng” áo cưới Nhật Bản?
Không chỉ là bối cảnh để thực hiện các MV đầy ấn tượng, ca sĩ Văn Mai Hương còn xem Nhật Bản như chốn quê nhà bình yên. Vì vậy, dù là Tokyo náo nhiệt hay Kyoto cổ kính, hành trình khám phá của giọng ca “Nghĩ về anh” luôn hứa hẹn nhiều khác biệt. Những trải nghiệm của cô nàng sẽ được bật mí riêng với bạn đọc Kilala.
Không chỉ mang ý nghĩa bảo vệ và tôn trọng sự riêng tư của bản thân người đọc, việc sử dụng bìa bọc sách còn là chiến thuật marketing đầy thông minh và tinh tế của các hiệu sách ở Nhật. Kilala Vol 37 sẽ bật mí cho bạn biết nhiều hơn về nét văn hoá bọc sách của người Nhật.
Kilala Vol 37 chính thức phát hành vào đầu tháng 6, đặt mua TẠI ĐÂY
kilala.vn