Kilala.vn đã có diện mạo mới    Trải nghiệm ngay

Review: “Giáo dục Việt Nam học được gì từ Nhật Bản”

Sách Nhật Bản    • Sep 18, 2017

Bài: Phương Anh

Cuốn sách của tác giả Nguyễn Quốc Vương (Giảng viên khoa Lịch sử - Đại học Sư phạm Hà Nội), Nghiên cứu sinh ngành giáo dục lịch sử tại Đại học Kanazawa (Nhật Bản) ra đời đúng dịp tròn 10 năm anh đến Nhật và tiếp xúc với giáo dục Nhật. Những chiêm nghiệm của tác giả về giáo dục (đặc biệt là giáo dục lịch sử) ở hai nước Nhật Bản và Việt Nam từ trường đại học, cuộc sống và những chuyến đi thực tế liên tục tới các trường phổ thông của Nhật Bản thật sự là những thông tin vô cùng giá trị. 
Cuốn sách “Giáo dục Việt Nam học được gì từ Nhật Bản” do NXB Phụ Nữ phát hành, hiện đã được tái bản lần 2.

"Học về giáo dục và suy ngẫm về giáo dục nước nhà thật không phải là công việc nhẹ nhàng. Nó giống như là một sự hành xác. Nhưng tôi vẫn muốn tiếp tục nghĩ về nó" - Nguyễn Quốc Vương

Cuốn sách Giáo dục Việt Nam học được gì từ Nhật Bản gồm hai phần:

Phần 1: Giáo dục Việt Nam và giáo dục Nhật Bản, sách giáo khoa, cơ chế sách giáo khoa quốc định - kiểm định, triết lý giáo dục….

Phần 2: Bàn sâu hơn về giáo dục lịch sử với những vấn đề:  triết lý giáo dục lịch sử là gì, học sinh Việt Nam tại sao chán học môn Lịch sử, học sinh Nhật Bản học lịch sử như thế nào, đâu là lối thoát cho giáo dục lịch sử Việt Nam hiện tại.
Trong phần 1 của cuốn sách, tác giả đã nêu lên những vấn đề hết sức nóng hổi và đưa ra những đánh giá xác đáng về giáo dục Việt Nam và Nhật Bản. Chỉ cần đọc những tiêu đề bài viết, người đọc đã có thể cảm nhận ngay được sự hấp dẫn về nội dung:
- Khi người thầy nhầm lẫn “quyền lực” và “quyền uy”
- Tại sao không phải là “con đại gia đỗ thủ khoa”?
- Sử dụng chuyên gia nước ngoài – Yếu tố tạo ra thành công của cải cách giáo dục Nhật Bản
-Du học Nhật Bản: Không có chỗ cho người mơ mộng,
-Từ chuyện tổ chim ngẫm về giáo dục

.....
Tác giả Nguyễn Quốc Vương. (Ảnh: Nam Trần/ tuoitre.vn)
Theo quan sát của tác giả, trong chương trình giáo dục trường học ở Nhật thường bao gồm ba yếu tố: các môn giáo khoa - đạo đức, hoạt động đặc biệt (hoạt động câu lạc bộ, hoạt động tự trị, nghi lễ trường học), thời gian hoạt động tổng hợp (khoảng thời gian học tập tạo cơ hội cho học sinh học các vấn đề tổng hợp, những vấn đề xã hội hiện tại đang đối mặt). Do đó trong chương trình học, học sinh từ tiểu học sẽ có cơ hội tìm hiểu, thảo luận rất nhiều vấn đề nóng bỏng của đời sống như sửa đổi hiến pháp, ô nhiễm môi trường, tăng hay giảm thuế tiêu dùng, chế độ tư pháp cho phép người dân thường tham gia xét xử tại  tòa án (chế độ saibanin)...

Đặc biệt, ở phần phụ lục của sách có Luật Giáo dục cơ bản (Quốc hội Nhật ban hành lần đầu năm 1947 và sửa đổi 2006), Thực tiễn giáo dục hoà bình thông qua phong trào Lập hồ sơ về trận không kích Fukuyawa ở thành phố Fukuyawa, tỉnh Hiroshima để giúp người đọc có thêm cái nhìn đa chiều về giáo dục Nhật Bản.

Các bài viết của tác giả rất khách quan, không quá "cuồng Nhật" khi có khen, có chê rõ ràng, anh chia sẻ: “Với tôi học Nhật cũng tốt, học Phần Lan cũng hay. Nghiên cứu Lào, Campuchia … càng cần thiết. Một nền giáo dục hiện đại là nền giáo dục chấp nhận nhiều trường phái, nhiều ý tưởng, nhiều mô hình. Ở Nhật cho dù có những tính chất “Á đông” cố hữu, sự đa dạng này vẫn tồn tại. Chẳng hạn hệ thống trường tư khá mạnh. Đấy là một truyền thống có tính lịch sử của Nhật Bản. Truyền thống này có đóng góp khá lớn vào sự thành công của giáo dục Nhật. 

Chuyện dạy – học Sử ở Việt Nam

Những lí giải của tác giả về việc học sinh Việt chán học Sử là do: Thiếu hụt triết lí giáo dục lịch sử, tư duy trả lời cho câu hỏi “học lịch sử để làm gì”, “độc quyền chân lý” của chương trình và sách giáo khao, sự bế tắc và nhầm lẫn của “đổi mới phương pháp dạy học lịch sử, sai lầm trong kiểm tra và đánh giá.
"Việt Nam thiếu các công trình sử học có giá trị làm nền tảng cho giáo dục lịch sử kiểu Nghiên cứu xã hội. Chẳng hạn, muốn thiết kế, thực hiện giáo dục lịch sử theo chủ đề hay chuyên đề, giáo viên phải căn cứ vào công trình chuyên khảo đáng tin cậy. “ Lịch sử theo chủ đề” thường chú trọng lịch sử xã hội, mà trước hết là lịch sử “ăn”, “mặc”, “ở”, “đi lại”  của các cộng đồng. Nhưng thử hỏi hiện tại có bao nhiêu công trình sử học thực sự về các vấn đề này trên đất nước ta?"
Học Sử để làm gì?– một câu hỏi vô cùng quan trọng nhưng nó cũng là câu hỏi mà ít có giáo viên và cuốn sách giáo khoa nào làm hài lòng học sinh. (Ảnh: vietnamnet)

Tuy viết về những vấn đề tưởng chừng như khô khan như giáo dục, lịch sử, thế nhưng bằng ngòi bút chỉn chu, tư duy sắc bén của một người "không thể ngừng nghĩ về giáo dục", tác giả Nguyễn Quốc Vương đã thật sự giúp cho người đọc hiểu hơn về nhiều vấn đề về tư duy, cách quản lí giáo dục và có cái nhìn đa chiều hơn về lịch sử, giáo dục Nhật Bản Việt Nam.

Xin trích một đoạn khá hay trong sách thay cho lời kết:
“Học sinh không chọn môn Sử, thầy/ cô có buồn không?” – Chúng tôi đáp: Không!”
Thậm chí là ngược lại. Tuổi trẻ thông minh và nhạy cảm hơn người lớn tưởng. Giữa chán học môn Sử trong trường và quan tâm tới lịch sử, có ý thức lịch sử mạnh mẽ hay không lại là chuyện khác. … Và nữa, biết đâu nếu như 100% học sinh cả nước không chọn môn Sử làm môn thi tốt nghiệp, môn Sử sẽ lại hồi sinh. "

kilala.vn

padding
padding
padding
padding
padding
padding
KILALA vol.45

Chỉ từ 220.000 VND, bạn sẽ nhận được 4 số Kilala giao tận nhà và một trong những phần quà hấp dẫn.

KILALA vol.44

KILALA vol.44

KILALA vol.43

KILALA vol.43

KILALA vol.42

KILALA vol.42

KILALA vol.41

KILALA vol.41

KILALA vol.40

KILALA vol.40

KILALA vol.39

KILALA vol.39

KILALA vol.38

KILALA vol.38

KILALA vol.37

KILALA vol.37

KILALA vol.36

KILALA vol.36

KILALA vol.35

KILALA vol.35

Đăng ký bản tin

Đăng ký bản tin của KILALA để cập nhật những thông tin Nhật Bản mới nhất

go Top