Kilala.vn đã có diện mạo mới    Trải nghiệm ngay

Vì sao phụ nữ biến mất khỏi sân khấu kịch Kabuki?

Văn hóa Nhật Bản    • Jan 20, 2022

Bài: Rin
Nguồn: tokyoweekender.com
Ảnh bìa: tokyoweekender.com

Có một sự thật là dù được sáng tạo bởi phụ nữ nhưng trên sân khấu kịch Kabuki lại vắng bóng họ, hầu như các diễn viên kịch Kabuki ngày nay đều là nam giới. Phụ nữ đã xuất hiện và biến mất như thế nào trong lịch sử hình thành và phát triển của nghệ thuật kịch truyền thống này?

Kịch Kabuki là một loại hình sân khấu cổ điển của Nhật Bản có nguồn gốc khoảng 400 năm trước, được UNESCO công nhận là “Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại” vào tháng 11/2005. Nét đặc trưng Kabuki được toát lên qua những bộ trang phục biểu diễn lộng lẫy, lớp phấn trang điểm đậm, tài năng biểu diễn của các diễn viên, tuy vậy lại không hề có sự xuất hiện của diễn viên nữ.

buoi-bieu-dien-kich-kabuki-nhat-ban
Buổi biểu diễn kịch Kabuki truyền thống tại Las Vegas năm 2015. Ảnh: Kobby Dagan / Shutterstock.com

Bắt nguồn từ đoàn kịch toàn diễn viên nữ 

Kabuki (歌舞伎) ra đời muộn hơn rất nhiều so với kịch Noh và kịch Kyogen, vào những năm đầu của thời Edo (1603 – 1868), trong khi Noh và Kyogen đã tồn tại trước đó hơn 300 năm.

Nghệ thuật Kabuki được khai sinh bởi một người phụ nữ Nhật tên là Izumo no Okuni - Miko hay còn gọi là vu nữ của đền Izumo. Bà bắt đầu tổ chức các buổi biểu diễn hát và múa (đây cũng là nghĩa đen của từ Kabuki - Ca Vũ Kĩ) tại lòng sông cạn của dòng sông Kamo, Kyoto. 

tuong-Izumo-no-Okuni
Tượng bà Izumo no Okuni bên cầu Shijo ở Kyoto với ánh mắt hướng về phía nhà hát Minamiza. Ảnh: Michael Lambe/ insidekyoto.com

Các diễn viên trong buổi biểu diễn do Okuni tổ chức thường đến từ các tầng lớp thấp nhất trong xã hội Edo bấy giờ, bao gồm gái bán hoa, người ăn xin và những người khác bị xã hội ruồng bỏ. Họ thường được gọi với cái tên là “非人 – Hinin – Phi nhân”, nghĩa đen: “không phải con người”. 

Xem thêm: Người mù Nhật Bản từng là chủ nợ của các Samurai thời Edo

Ngoài thuộc tầng lớp phi nhân, các diễn viên còn có điểm chung khác - tất cả đều là phụ nữ. Các vở diễn của đoàn Okuni có nội dung về sự kiện lịch sử, tình yêu và những trải nghiệm cuộc sống đã nhanh chóng tạo nên cơn sốt vào thời bấy giờ.

nha-hat-kich-kabuki-edo-nhat-ban
Tranh vẽ nhà hát kịch Kabuki, họa sĩ Utagawa Toyokuni, năm 1800. Ảnh: Bảo tàng Anh quốc, London

Không bao lâu sau, đoàn kịch của Okuni đã được biểu diễn trong hoàng cung Kyoto. Nhìn thấy sự thành công của đoàn Okuni, rất nhiều đoàn kịch nữ khác đã được thành lập xung quanh kinh đô Kyoto, thậm chí còn lan sang các khu vực khác. Tuy nhiên, bi kịch đã ập tới với các đoàn kịch nữ này. 

/banner

Kabuki trở thành loại hình nghệ thuật dành riêng cho nam giới

Sự kiện đánh dấu bước chuyển mình của kịch Kabuki từ dành cho phái nữ sang nam giới là vào năm 1629, khi Mạc phủ Tokugawa ban hành lệnh cấm tất cả phụ nữ biểu diễn kịch Kabuki với lý do rằng kịch Kabuki do phụ nữ biểu diễn đang làm suy đồi đạo đức công cộng.

Điều này xuất phát từ việc có rất nhiều vở kịch Kabuki khi ấy mang tính khiêu gợi bởi phần lớn diễn viên biểu diễn là gái bán hoa. 

kich-kabuki-chi-danh-cho-nam-gioi-nhat-ban
Chính quyền Mạc phủ ra lệnh cấm phụ nữ biểu diễn kịch Kabuki. Ảnh: blog.japanwondertravel.com

Tuy rằng chính quyền đưa ra lệnh cấm phụ nữ diễn kịch Kabuki vì liên quan đến vấn đề mại dâm, nhưng họ không thật sự quá khắt khe về gái bán hoa. Bởi trước đó, vào năm 1617, chính quyền đã chấp thuận việc thành lập Yoshiwara - khu đèn đỏ ở Edo (Tokyo ngày nay), trong đó, rất nhiều vở kịch Kabuki được biểu diễn. 

Điều làm cho kịch Kabuki do phụ nữ biểu diễn trở thành “cái gai" trong mắt của các quan chức là vì nó phổ biến với cả những người ở tầng lớp cao và thấp. Họ trở thành những khán giả trung thành của kịch Kabuki.

Suy cho cùng, chính do thành phần khán giả khá hỗn tạp khiến cho chính quyền Mạc phủ, vốn muốn giới quý tộc chỉ gắn kết với nhau, ra sức loại trừ Kabuki. Ngoài ra, còn có một giả thuyết khác cho rằng các quan chức thời bấy giờ cấm phụ nữ biểu diễn trên sân khấu kịch Kabuki vì hy vọng điều này sẽ khiến cho loại hình nghệ thuật Kabuki tiêu tan và cuối cùng lụi tàn.

Tuy nhiên, lệnh cấm phụ nữ biểu diễn kịch Kabuki lại mở ra giai thoại thú vị trong lịch sử Nhật Bản về giới LGBT+.

Bạn có biết: Kịch Kabuki đã giúp hình thành nên nét văn hóa cơm Bento của Nhật Bản. Nguyên do là vì các buổi biểu diễn Kabuki đôi khi có thể kéo dài cả ngày nên các khán giả đã bắt đầu mang theo hộp cơm trưa đến buổi diễn.

hop-com-bento
Cơm Bento được cho là có nguồn gốc từ việc người Nhật thời Edo mang cơm đến xem biểu diễn kịch Kabuki. Ảnh: lunchbox.sale

Onnagata, những diễn viên nam giả gái trong kịch Kabuki 

Việc phụ nữ bị cấm biểu diễn kịch Kabuki dẫn đến nam giới đảm nhiệm toàn bộ vị trí trong vở kịch. Do vậy, theo thời gian, một loại diễn viên mới, chuyên biệt đã ra đời gọi là “女形 hoặc 女方 – Onnagata”, những diễn viên nam đóng vai phụ nữ trên sân khấu. 

onnagata
Onnagata, diễn viên nam đóng vai nữ trong kịch Kabuki. Ảnh: hu.wikipedia.org

Đến khoảng thế kỷ 18, khi kịch Kabuki đang ở thời hoàng kim, những Onnagata được trọng vọng nhất đã sống, hành động và ăn mặc như phụ nữ ngay cả khi họ không biểu diễn. Đến năm 1879, dù chính quyền Minh Trị đã dỡ bỏ lệnh cấm biểu diễn kịch Kabuki với phụ nữ sau hơn 250 năm cấm đoán nhưng phụ nữ vẫn không thể lấy lại hào quang như ở quá khứ. 

Xem thêm: Noh, Kyogen và Kabuki, những loại hình sân khấu truyền thống thiếu vắng bóng dáng phụ nữ 

Phần lớn nguyên do đến từ Onnagata. Các Onnagata cho rằng phụ nữ không đủ thể lực để mang những bộ tóc giả và phục trang biểu diễn nặng nề, hay phụ nữ làm sao nghĩ được đến việc trở thành một người phụ nữ là như thế nào.

Những người mang quan điểm bảo thủ cho rằng, các Onnagata luôn không ngừng phân tích ý nghĩa của việc trở thành một người phụ nữ. Họ tin rằng, việc tiếp cận từ bên ngoài sẽ giúp Onnagata dễ dàng nắm bắt được bản chất thật sự của sự nữ tính hơn chính bản thân người phụ nữ. 

Hình ảnh Ninja hiện đại bắt nguồn từ sân khấu Kabuki

Chính quyền Mạc phủ không chỉ cấm đoán phụ nữ biểu diễn kịch Kabuki mà về sau, cả các thanh niên trẻ cũng không được phép vào vai phụ nữ. Do vậy, hầu hết các vai nữ, kể cả phụ nữ trẻ cũng do diễn viên nam trung niên đảm nhận. Điều này đòi hỏi họ phải dày công đầu tư vào việc trang điểm, làm tóc cùng trang phục nhiều hơn để tạo được hình ảnh thiếu nữ chân thực nhất có thể. 

ninja-nhat-ban
Hình ảnh Ninja mặc áo đen được cho là xuất phát từ người hỗ trợ sân khấu Kuroko trong kịch Kabuki. Ảnh: bbc.com

Để một vở kịch Kabuki diễn ra suôn sẻ trong bối cảnh ấy, trên sân khấu lúc này đã xuất hiện thêm những người hỗ trợ với trang phục màu đen, được gọi là “Kuroko” hay “Kurogo”. Họ đảm nhiệm vai trò giúp thay đổi phục trang cho diễn viên hay điều phối đạo cụ trên sân khấu. Với trang phục màu đen kín từ đầu đến chân, các Kuroko khiến khán giả không nhìn thấy họ và tạo sự mượt mà cho vở diễn.

Sau cùng, một số vở kịch Kabuki đã bắt đầu cho các “Kuroko” đóng vai Ninja. Nhờ trang phục màu đen, các Kuroko với khả năng “tàng hình” là cách tuyệt vời để thể hiện sự lén lút và khả năng ẩn thân của Ninja. 

Xem thêm: Ninja, từ huyền thoại đến đời thực

Một số học giả Nhật Bản tin rằng đây chính là nền tảng tạo nên hình ảnh Ninja hiện đại, những sát thủ với trang phục đen toàn thân. Thực tế, Ninja chỉ mặc các trang phục bình thường nhằm tránh gây sự chú ý.

Bạn có biết: Các Kuroko nói trên cũng chính là ý tưởng để tạo nên tiết mục “Matrix Ping Pong” huyền thoại trong chương trình giải trí Kasou Taishou Show nổi tiếng ở xứ Phù Tang. Đây tiếp tục trở thành cảm hứng cho tiết mục kịch câm tái hiện 50 hình ảnh các môn thể thao trong Olympic Tokyo 2020.

kasou taishou

Ảnh: Olympic

Tương lai nào dành cho phụ nữ trong kịch Kabuki?

Ngày nay, diễn viên nữ trong thế giới kịch Kabuki vẫn tồn tại nhưng họ chỉ chiếm thiểu số, điển hình có một đoàn kịch Kabuki chỉ dành cho nữ mang tên “Ichikawa Kabuki-za”. 

nu-dien-vien-kich-kabuki-2
Nữ diễn viên kịch Kabuki. Ảnh: trekearth.com

Dù hiện nay, không ai ngăn cản phụ nữ tham gia đóng kịch Kabuki nhưng hành trình để họ một lần nữa tiến vào thế giới Kabuki vẫn còn chồng chất những khó khăn. Họ phải đối mặt với việc bị đối đãi không công bằng khi diễn viên nam vẫn luôn được trọng vọng hơn. 

kilala.vn

padding
padding
padding
padding
padding
padding
KILALA vol.45

Chỉ từ 220.000 VND, bạn sẽ nhận được 4 số Kilala giao tận nhà và một trong những phần quà hấp dẫn.

KILALA vol.44

KILALA vol.44

KILALA vol.43

KILALA vol.43

KILALA vol.42

KILALA vol.42

KILALA vol.41

KILALA vol.41

KILALA vol.40

KILALA vol.40

KILALA vol.39

KILALA vol.39

KILALA vol.38

KILALA vol.38

KILALA vol.37

KILALA vol.37

KILALA vol.36

KILALA vol.36

KILALA vol.35

KILALA vol.35

Đăng ký bản tin

Đăng ký bản tin của KILALA để cập nhật những thông tin Nhật Bản mới nhất

go Top