Kilala.vn đã có diện mạo mới    Trải nghiệm ngay

Truyện Genji - tiểu thuyết tâm lý đầu tiên của thế giới

Văn hóa Nhật Bản    • Apr 29, 2018

Hoàng Long

Có thể nói “Truyện Genji” (Genjimonogatari) của tác giả Murasaki Shikibu chính là “tác phẩm mẹ” của nền văn học Nhật Bản, mang đến cho chúng ta một cái nhìn sâu sắc về văn học vương triều của Nhật Bản thời Heian (794-1185). Vai trò của “Truyện Genji” trong văn học Nhật Bản quan trọng như Truyện Kiều ở Việt Nam và Hồng lâu mộng trong văn học Trung Quốc.

"Truyện Genji" được chia làm 2 phần, tổng cộng 54 chương. Nhiều chương được đặt theo tên các loài hoa. Tác phẩm đã được Nhà xuất bản Khoa học xã hội dịch sang tiếng Việt và ấn hành vào năm 1991.

Tác phẩm này có ít nhất ba điều đặc sắc.

Thứ nhất đây có thể được xem như là tiểu thuyết tâm lý đầu tiên của thế giới. Trong khi những tác phẩm cùng thời chỉ miêu tả toàn chuyện thần linh, yêu ma, quỷ quái với những phép thuật hoang đường thì truyện Genji lần đầu tiên miêu tả chi tiết sống động về tâm lý, tính cách của những con người hơn một ngàn năm trước với đầy đủ những buồn vui, đau khổ, bi hoan ly hợp. Không những thế tác giả Murasaki còn đưa vào tác phẩm của mình những quan niệm về nhân sinh, âm nhạc, hội họa, thơ văn với lời văn rất mực ưu nhã và quý phái.

Thứ hai, qua tác phẩm “Truyện Genji” chúng ta mới biết được đến một trong những khái niệm then chốt của mỹ học Nhật Bản là “mono no aware”. Khái niệm này không thể dịch được ra tiếng nước ngoài dù chúng ta có thể hiểu đó là “nỗi bi cảm, u hoài” trước sự vật. Nhờ công lao của học giả Motoori Norinaga trong công trình nghiên cứu về truyện Genji mà chúng ta mới biết được khái niệm aware là khái niệm mỹ học xuyên suốt thời Heian. Aware vốn là sự kết hợp của hai từ cảm thán “a” và “hare”, đều là tiếng tự nhiên phát ra khi tâm tình con người bị xúc động mạnh. Trong thời Heian, tầng lớp quý tộc triều đình đã hạn định ý nghĩa của từ aware vào cái đẹp u nhã, sự u uất thầm lặng và nhấn mạnh đến sự vô thường của Phật Giáo. Khái niệm này có thể nói là xuyên suốt truyện Genji. Chẳng hạn với quan niệm cuộc đời là phù du, vô thường, gieo nhân nào gặt quả nấy và ai cũng phải gánh lấy nghiệp của mình nên tác giả Murasaki đã cho tám trong mười người đàn bà đi qua cuộc đời Genji cạo đầu đi tu trong khi hai người kia thì bạc mệnh chết trẻ.

Điểm đặc sắc thứ ba là về phức cảm Genji (đứa con khao khát hình bóng người mẹ, trường hợp Genji là yêu người mẹ kế Fujitsubo) đã đi suốt chiều dài lịch sử văn học Nhật Bản ảnh hưởng đến tận những tác phẩm văn học hiện đại của Kawabata và Tanizaki như “Ngàn cánh hạc” và “Mộng phù kiều” giúp chúng ta hiểu được não trạng đặc biệt “amae” của người Nhật mà nhà nghiên cứu Takeo Doi trong quyển “Giải phẫu sự phụ thuộc” đã phân tích rõ ràng. Theo đó người Nhật mang tình cảm phụ thuộc, ham muốn nương tựa vào người mẹ đi đến suốt cuộc đời mình và hình thành thái độ của anh ta với thực tế cuộc sống. Tác phẩm này đã được chuyển thể thành phim. Mới đây nhất là bộ phim “Genji, bí ẩn ngàn năm” của đạo diễn Tsuruhashi Yasuo công chiếu rộng rãi vào năm 2011 trong đó, tác giả Murasaki Shikibu trở thành một nhân vật vừa quan sát đời sống cung đình vừa viết chính truyện Genji.


padding
nhà văn Hoàng LongNhà văn - dịch giả Hoàng Long
padding
padding
padding
padding
padding
KILALA vol.45

Chỉ từ 220.000 VND, bạn sẽ nhận được 4 số Kilala giao tận nhà và một trong những phần quà hấp dẫn.

KILALA vol.44

KILALA vol.44

KILALA vol.43

KILALA vol.43

KILALA vol.42

KILALA vol.42

KILALA vol.41

KILALA vol.41

KILALA vol.40

KILALA vol.40

KILALA vol.39

KILALA vol.39

KILALA vol.38

KILALA vol.38

KILALA vol.37

KILALA vol.37

KILALA vol.36

KILALA vol.36

KILALA vol.35

KILALA vol.35

Đăng ký bản tin

Đăng ký bản tin của KILALA để cập nhật những thông tin Nhật Bản mới nhất

go Top