Kilala.vn đã có diện mạo mới    Trải nghiệm ngay

Sao phải dùng con dấu, nhớ niên hiệu dù đã sang 2019?

Văn hóa Nhật Bản    • Apr 5, 2019

Bài: Hà Vy
Ảnh: Maxpixel

Có lẽ nhiều người cho rằng sự khởi đầu của thời đại mới một là bước chuyển lớn, sắp xếp lại trật tự mọi thứ. Vậy những quy luật thuộc thời kì Heisei sắp qua có còn quan trọng nữa không? Ông Ryan Goldstein, đại diện văn phòng cố vấn luật nước ngoài Quinn Emanuel tại Tokyo đã có nhiều tình huống "dở khóc dở cười" khi phải tập làm quen với việc sử dụng con dấu, ghi nhớ niên hiệu Nhật Bản qua các năm. 

Vài nét về niên hiệu mới của Nhật Bản:

•  Tên gọi Reiwa có nguồn gốc từ hợp tuyển thơ Manyoshu vào thế kỉ thứ 8.
•  Kể từ tháng 5 năm nay, thời kì Reiwa chính thức bắt đầu.

Xem thêm: Giải nghĩa Niên hiệu Reiwa của Nhật Bản 

"Nhức đầu" để tính năm nay là năm Heisei thứ mấy?

Sự thay đổi niên hiệu làm ảnh hưởng đến các tài liệu và bản in đã được công khai, dẫn đến việc thay mới tiền xu tại Nhật. Niên hiệu mới quan trọng đến mức hàng loạt các chương trình đưa những tin như “Cơ hội đầu tư (sau khi bước vào thời kì mới)” hay “Những đồ vật liên quan đến thời kì Heisei có còn giá trị?” 

Trước khi trao đổi với phóng viên, ông Ryan Goldstein bất chợt lấy ra giấy phép lái xe từ ví của mình và nói: “À, nếu vậy thì giấy phép đã thay đổi từ năm ngoái sẽ còn hiệu lực đến năm Heisei thứ 33 (tức năm 2021)”. Nhưng năm Heisei thứ 33 vốn không tồn tại nếu từ năm 2019 đã đổi sang niên hiệu Reiwa. Vậy khi nào tôi cần thay bằng lái mới?" Câu hỏi khiến ai cũng phải bối rối khi chưa kịp tính toán.

Tính toán năm niên hiệu

Ông Ryan Goldstein chợt nhớ lại năm Heisei thứ 4 (tức năm 1992). Thời điểm đó, ông là luật sư đại diện cho một doanh nghiệp Nhật Bản và phải kiểm tra bằng chứng pháp lý hằng ngày và gặp rất nhiều phiền toái khi phải đối chiếu năm niên hiệu của Nhật với năm dương lịch. 

Khi đã sống lâu ở Nhật, ông mới nhận ra niên hiệu đã thấm sâu vào cuộc sống của người dân xứ Phù Tang, bạn phải tính toán thật nhanh “Năm nay là năm Heisei thứ bao nhiêu nhỉ?” khi viết các chứng từ ở ủy ban hoặc ngân hàng.

Dù có nhiều người đồng cảm với ông việc này thật phiền phức và cho rằng Nhật Bản nên hợp nhất với dương lịch và xóa bỏ niên hiệu vì sự phát triển của toàn cầu hóa. Thế nhưng, thật kì lạ là ông sẽ cảm thấy vô cùng hối tiếc nếu Niên hiệu mất đi, vì cảm giác một điều quen thuộc hằng ngày với mình sẽ không còn nữa. 

/banner

Tập làm quen với con dấu

Ngoài việc phải đối chiếu năm niên hiệu với dương lịch, một trong những việc ông phải làm quen khi sống tại Nhật đó chính là dùng con dấu. Nhân viên của ông cũng phải... ngưỡng mộ khi thấy một người nước ngoài dùng con dấu thành thạo đến vậy.Con dấu

Ít ai biết được rằng, ông đã từng có những tình huống dở khóc dở cười với việc sử dụng con dấu. Lần đầu đến Nhật du học, ông phải tạo tài khoản ngân hàng. Trong khi nhân viên khăng khăng buộc ông phải có con dấu mới được mở tài khoản, ông quá tức giận và tranh cãi rằng ông là người Mĩ và chỉ ở đây trong vòng vài tháng và cần gì có con dấu. Ngoài ra, việc tài khoản ngân hàng của người nước ngoài như ông sẽ bị đóng nếu ông về nước và Nhật Bản không chấp nhận chữ ký hay bất cứ thứ gì thay cho con dấu cũng làm ông "phát điên". Không thể làm trái luật pháp, ông đành phải làm con dấu. Với một thái độ hằn học, ông trình con dấu cho người nhân viên ngân hàng đó xem. Thế mà người nhân viên vẫn mỉm cười và nói: “Thẻ của anh đây. Anh hài lòng với thiết kế thẻ có hình chú chó đáng yêu như thế này chứ?” 

Chữ ký sẽ thuận tiện hơn con dấu?

Gạt những chuyện bực bội sang một bên, ông thật sự lo sợ về độ tin cậy của con dấu. Đó là vì với sự phát triển vượt bậc của công nghệ hiện nay, người ta có thể làm giả con dấu nhờ tận dụng máy in 3D... 

Vậy nếu thay hẳn con dấu tại Nhật bằng chữ kí thì sao? Đừng nghĩ chữ kí không bao giờ giống nhau. Ví dụ như ở Mĩ, viết một tấm séc để chi tiền là điều rất dễ dàng. Nhưng tấm séc đó cần có chữ ký của chủ nhân nên việc xác nhận chữ ký thật hay giả vô cùng gắt gao. Thực tế, chữ ký của ông từng bị ngân hàng nghi là... giả mạo. Mặc dù ông đã xác nhận đó là chữ ký của mình nhưng vẫn có một người có chữ ký khá giống với ông khiến ông vô cùng bất ngờ. Bên cạnh việc người giống người, còn có cả trường hợp "chữ kí giống chữ kí"!

Chữ kí vẫn có thể làm giả

Dù chữ kí có thể giống nhau, nhưng phần thẩm định thật giả trong ngân hàng hết sức chính xác nên bạn không cần phải lo lắng. Ở Nhật cũng có kĩ thuật phát hiện chữ ký giả giống như Mĩ, nhưng tại sao con dấu vẫn còn được sử dụng? Có lẽ giống với niên hiệu, lí do duy nhất chúng ta nghĩ đến được chính là: Người Nhật tôn trọng những nét văn hoá truyền thống. Trong kinh doanh, tiêu chí toàn cầu hóa rất hữu ích. Thế nhưng những giá trị mà chỉ Nhật Bản mới có chứa đựng một thứ tình yêu nguồn cội - giá trị độc đáo trong văn hoá của người Nhật. 

Nếu đang sống ở Nhật và từng dùng con dấu, bạn có cảm thấy yêu thích con dấu hay không? Hãy cho Kilala biết ý kiến của bạn.

kilala.vn

padding
padding
padding
padding
padding
padding
KILALA vol.45

Chỉ từ 220.000 VND, bạn sẽ nhận được 4 số Kilala giao tận nhà và một trong những phần quà hấp dẫn.

KILALA vol.44

KILALA vol.44

KILALA vol.43

KILALA vol.43

KILALA vol.42

KILALA vol.42

KILALA vol.41

KILALA vol.41

KILALA vol.40

KILALA vol.40

KILALA vol.39

KILALA vol.39

KILALA vol.38

KILALA vol.38

KILALA vol.37

KILALA vol.37

KILALA vol.36

KILALA vol.36

KILALA vol.35

KILALA vol.35

Đăng ký bản tin

Đăng ký bản tin của KILALA để cập nhật những thông tin Nhật Bản mới nhất

go Top