Kilala.vn đã có diện mạo mới    Trải nghiệm ngay

Nhật Bản: Khi nhẫn nại đã đến giới hạn, bạo lực lên ngôi?

Lifestyle    • Jun 21, 2019

Bài: .Ngưn.

Nhật Bản vốn nổi tiếng với đức tính nhẫn nại đặc trưng. Nhưng liên tiếp nhiều vụ hành hung xuất hiện trên tin tức hiện nay khiến nhiều người tự hỏi liệu người Nhật đang dần nóng tính và trở nên mất kiểm soát?

1. Những vụ bạo lực liên tiếp nổi lên

Vào 5h sáng ngày 16/6, tại đồn cảnh sát Senriyama thuộc thành phố Suita, Osaka, một người đàn ông 33 tuổi bị tình nghi là đã gây ra vụ án cướp súng, khiến một cảnh sát bị thương rất nặng, đang trong tình trạng hôn mê. 

Trước đó vào sáng ngày 28/5, tại thành phố Kawasaki, phía nam Tokyo, một người đàn ông 51 tuổi đã dùng dao tấn công vào một điểm chờ xe buýt, làm 2 người thiệt mạng và 17 người bị thương. Nạn nhân phần lớn là các học sinh trường tiểu học. Hung thủ sau đó đã tự sát và tử vong trên đường đưa tới bệnh viện.

những vụ bạo lực ở Nhật
Người dân cầu nguyện cho những nạn nhân thiệt mạng trong vụ đâm dao ở Kawasaki. Ảnh: Reuters

Sau vụ tấn công bằng dao 4 ngày, cựu thứ trưởng Bộ nông nghiệp – ông Hideaki Kumazawa (76 tuổi) đã đâm chết con trai, Eiichiro, 44 tuổi tại nhà của họ ở Tokyo do ông cho rằng con trai ông có xu hướng bạo lực với các thành viên khác và lo lắng con mình có thể làm hại người khác giống hung thủ vụ đâm chết người ở Kawasaki.

Những vụ bạo lực liên tiếp như trên xuất hiện ở một đất nước, vốn đề cao tính nhẫn nại và tôn trọng người khác là Nhật Bản, đang khiến nhiều người đặt ra câu hỏi: liệu sự nhẫn nại ấy đã đến giới hạn, người Nhật trở nên nóng tính và mở đường cho bạo lực nảy sinh?

/banner

2. Một xã hội dần “nhạy cảm hóa”, nhìn đâu cũng thấy kẻ khả nghi?

người nhật bản nóng tính bạo lực
Giờ cao điểm tuy đông đúc nhưng không chen lấn, rối loạn. Ảnh: The Japan Times

Một trong những nét tính cách nổi bật của người Nhật là tôn trọng không gian riêng tư của nhau, cố gắng không làm ảnh hưởng đến người khác. Trên chuyến tàu điện vào giờ cao điểm, dù phải chịu cảnh đông đúc nhưng tuyệt nhiên không có cảnh chen lấn hay ồn ào. Mỗi người thu vào thế giới của riêng mình, tránh không làm ồn đến xung quanh.

Nhưng công nghệ hiện đại đã tràn vào mọi ngóc ngách trong cuộc sống, tác động không nhỏ đến tâm sinh lý của mỗi người. Những tiếng ting ting từ điện thoại, màn hình chat với bạn bè, các xu hướng lan truyền trên mạng xã hội buộc con người phải thường xuyên cập nhật nếu không muốn bị bỏ lại. Công nghệ dần khiến ta trở nên vội vàng, sống gấp gáp và dần “nhạy cảm hóa” hơn.

Cũng vào đầu tháng 6, thời sự Nhật Bản đưa tin về vụ việc bị báo cảnh sát chỉ vì… ngồi trên ghế đá ở công viên. Một người phụ nữ trông thấy người đàn ông lạ mặt đang ngồi nghỉ trên ghế đá công viên, tay cầm điện thoại nên nghi là kẻ chuyên chụp lén quay trộm nên đã báo cảnh sát. Sự thật đấy chỉ là một ông chú tình cờ ghé vào công viên nghỉ ngơi một lát. Và trong điện thoại của ông cũng không có bức hình hay video khả nghi nào. Người phụ nữ là bà mẹ “bỉm sữa” đã quá nhạy cảm với ra đa cảnh giác quá mức khi nhìn một người đàn ông lạ mặt thành kẻ khả nghi. 

nhiều người Nhật nhìn đâu cũng thấy kẻ xấu
Chỉ ngồi ở ghế công viên thôi cũng bị nghi là kẻ xấu! Ảnh: Blogos

Không chỉ vụ việc này mà đâu đó còn xuất hiện nhiều chuyện khiến ta có cảm tưởng như nhiều người Nhật nhìn đâu cũng thấy kẻ xấu. Một người đàn ông chỉ vì đáp lại lời chào của một nữ sinh trung học là “Chào em” mà bị nghi là kẻ quấy rối. Một người bị mắc chứng rối loạn giao tiếp xã hội nên không thể nhìn thẳng vào mắt người khác để nói chuyện thì bị nghi là đang… phê thuốc. Sự nhạy cảm quá mức khiến người Nhật dần trở nên mất bình tĩnh hơn.

3. Những hình nhân mỏi mệt bên trong đồng phục công sở

Nếu đến Nhật, đặc biệt vào giờ cao điểm, bạn sẽ thấy hình ảnh những nhân viên công sở đi về nhà với khuôn mặt tuy khác nhau ở hình dạng nhưng đều giống nhau ở một sắc thái: mệt mỏi. Và sự mệt mỏi, stress đang ngày càng tồi tệ hơn.

người nhật bản nóng tính bạo lực 4
Ngủ trên chuyến tàu đêm - một cảnh tượng thường thấy ở Nhật. Ảnh: Hello Korea

Người lao động Nhật Bản được đánh giá là cần mẫn như những con ong chăm chỉ. Họ ra khỏi nhà rất sớm và trở về khi đã muộn. Họ thường xuyên tăng ca và xem đó là việc nên làm của một nhân viên mẫu mực. Cuộc sống cứ xoay vòng trong bốn bức tường của công việc, khiến họ không còn thời gian dành cho bản thân. 

Nhưng dù là máy móc cũng cần thời gian bảo trì huống chi là con người. Tích tụ mệt mỏi, stress trong người nhưng không thể trút ra thì về lâu về dài cũng giống như trái bom nổ chậm. Mỗi người có một giới hạn riêng mà nếu phải chịu nhẫn đến mức vượt ngưỡng giới hạn thì trái bom ấy sẽ nổ tung. Một người vốn điềm tĩnh sẽ trở nên nóng nảy, căng thẳng, xuất hiện nhiều mâu thuẫn hơn hay tệ nhất là tự sát để tìm lối thoát. Năm 2015, nhân viên công ty quảng cáo Dentsu – anh Matsuri Takahashi – đã nhảy từ cửa sổ công ty để kết thúc cuộc đời. Nguyên nhân vì một từ: karoshi – làm việc đến chết.

4. Nỗi sợ về tương lai bất định

Nhưng nếu không làm việc nhiều thì tương lai của người lao động Nhật Bản sẽ mờ mịt. Vì tình hình kinh tế cũng như vấn nạn dân số già hóa ở đất nước này đang ở mức đáng báo động.

xã hội già hóa dân số
Một xã hội già hóa dân số đang trở thành vấn đề lớn. Ảnh: Nippon

Trước đây, mỗi công ty Nhật có chế độ tuyển dụng trọn đời. Nhân viên một khi được nhận vào sẽ làm việc ở đó cho đến khi nghỉ hưu. Nhưng tình hình hiện nay không được như vậy. Nhiều công ty đã bỏ chế độ này và sử dụng hình thức ký hợp đồng có thời hạn (thường từ 12 tháng trở lên). Người trẻ dễ bị mất việc hoặc khó kiếm việc làm, gây cho họ sự bất an về tương lai phía trước. Vì vậy họ trở nên căng thẳng hơn.

Chưa dừng lại tại đó. Sự già hóa dân số, người trẻ thì ít mà người già càng nhiều khiến người lao động Nhật Bản phải gồng lưng làm việc để đóng vào quỹ lương hưu, trang trải cho số lượng người già. Theo thống kê của chính phủ Nhật Bản trong năm 2018, số trẻ sơ sinh là 918.397 – con số thấp nhất kể từ năm 1899. Trong khi đó, số người chết là 1,36 triệu – đạt kỷ lục mới nhất từ sau Chiến tranh Thế giới thứ 2. Sự chênh lệch này sẽ dẫn đến viễn cảnh nước Nhật không còn đủ người trẻ để hỗ trợ về mặt tài chính. Như thế hệ thống lương hưu sẽ sớm không thể hỗ trợ cho toàn bộ người già ở Nhật. 

người Nhật ngày càng trở nên nóng nảy
Ảnh: Soranews24

Một tương lai bất định, công việc thì bất ổn với sự nhạy cảm gia tăng. Phải chăng đó là những nguyên nhân khiến cho người Nhật ngày càng trở nên nóng nảy, mất kiểm soát và dẫn đến những vụ bạo lực đáng tiếc xảy ra gần đây?

kilala.vn

padding
padding
padding
padding
padding
padding
KILALA vol.45

Chỉ từ 220.000 VND, bạn sẽ nhận được 4 số Kilala giao tận nhà và một trong những phần quà hấp dẫn.

KILALA vol.44

KILALA vol.44

KILALA vol.43

KILALA vol.43

KILALA vol.42

KILALA vol.42

KILALA vol.41

KILALA vol.41

KILALA vol.40

KILALA vol.40

KILALA vol.39

KILALA vol.39

KILALA vol.38

KILALA vol.38

KILALA vol.37

KILALA vol.37

KILALA vol.36

KILALA vol.36

KILALA vol.35

KILALA vol.35

Đăng ký bản tin

Đăng ký bản tin của KILALA để cập nhật những thông tin Nhật Bản mới nhất

go Top