Kilala.vn đã có diện mạo mới    Trải nghiệm ngay

GS. Michiko và cuộc tình đẹp với Trịnh Công Sơn

Lifestyle    • Mar 31, 2018

Bài: Phương Anh

Ngày 1/4/2001, nhạc sĩ Trịnh Công Sơn - một trong những nhạc sĩ lớn nhất của nền âm nhạc đương đại Việt Nam - rời cõi tạm về với vĩnh hằng. 16 năm qua, những câu chuyện về những ca từ trong âm nhạc của ông, và cả về những bóng hồng trong cuộc sống của nhạc sĩ tài ba luôn được “lan truyền” trong lòng người hâm mộ. Cuộc tình của Trịnh Công Sơn với người con gái Nhật Michiko Yoshii là mối tình đẹp nhờ mối duyên với âm nhạc. 

Cô gái Nhật yêu nhạc Trịnh    

GS. Michiko tâm sự về cơ duyên đến với tiếng Việt và đến với âm nhạc Trịnh Công Sơn: “Vào khoảng năm cuối thập niên 80, khi tôi là sinh viên đại học tại Paris (Pháp) thì đã thích Việt Nam vì yêu văn hóa, ngôn ngữ và con người của đất nước này. Một trong những tình yêu lớn nhất của tôi là nhạc Trịnh Công Sơn và quyết định theo đuổi đề tài cao học nghiên cứu về âm nhạc phản chiến của Trịnh Công Sơn. Ở Nhật, nhiều bài hát của Trịnh Công Sơn được đặt lời mới trên giai điệu của những bài hát quen thuộc.”

Trịnh Công Sơn rất được yêu thích tại Nhật

Bài Diễm Xưa của Trịnh Công Sơn (lời Nhật) rất được yêu thích tại Nhật. (Ảnh: Đặng Văn Thông)

Để gần được hơn với nhạc Trịnh, bà Michiko đã học tiếng Việt, học hát trôi chảy những bài nhạc Trịnh và nhiều lần từ Pháp điện thoại về Việt Nam trò chuyện với Trịnh Công Sơn, cô còn đến Việt Nam để gặp gỡ trực tiếp người nhạc sĩ mình ngưỡng mộ.

Trịnh Công Sơn lúc đó rất xúc động với việc một cô gái nước ngoài lại am hiểu và yêu nhạc anh đến thế. Nhạc sĩ còn ấn tượng hơn khi Michiko thuộc hàng trăm ca khúc của mình và hát hết sức trôi chảy. Hình ảnh một người con gái Nhật mảnh mai, duyên dáng, ôm đàn guitar và hát rất nhiều bài nhạc Trịnh một cách say sưa dĩ nhiên đã khiến cho Trịnh Công Sơn yêu mến. 

giáo sư Michiko đàn hát nhạc Trịnh rất hay

Giáo sư Michiko dù đã lớn tuổi nhưng vẫn có thể đàn hát nhạc Trịnh rất hay. (Ảnh: Vũ Lê/VnExpress)

Giáo sư – Tiến sĩ Trần Văn Khê cũng từng viết về Michiko: “Michiko là một thiếu nữ mảnh mai duyên dáng, tóc dài vừa phủ ót, miệng lúc nào cũng mỉm cười. (…) Cô Michiko nâng đàn lục huyền cầm và cất tiếng hát hai bài Đại bác ru đêm và Ngủ đi con. Tiếng hát êm êm nhè nhẹ không kiểu cách, không sắc sảo mà rất thấm thía, đi vào lòng người. Phát âm rất chuẩn. Nếu nhắm mắt lại thì có lẽ bạn không thể nghĩ rằng người hát là một thiếu nữ Nhựt, chỉ học tiếng Việt trên đất Pháp mới bốn năm. Trong giây phút, tôi quên rằng đây là một buổi bảo vệ luận án Cao học ở một trường Đại học tại Pháp. Giám khảo và thính giả ngồi im thưởng thức hai bài hát như trong một buổi hòa nhạc. Dứt tiếng đờn, một tràng pháo tay nổi lên. Trong đời làm giáo sư đại học của tôi chưa bao giờ gặp cảnh thí sinh mới mở đầu, chưa đề cập nội dung của luận án mà đã được vỗ tay tán thưởng nồng hậu như thế này.” 

/banner

"Vui nhất là đã làm Trịnh Công Sơn vui"

Vào năm 1990, khi GS. Michiko đến sinh sống ở Sài Gòn, bà đã có nhiều kỉ niệm thú vị khi sống trong hoàn cảnh “Điện đóm thường xuyên bị cắt. Bất kỳ ngày nào, giờ nào cũng có thể bị mất điện, nhiều khi có điện lại ngay sau 5 phút, nhưng không hiếm khi mất điện đến 3 ngày”.  Trong một lần cùng Trịnh Công Sơn tham gia một bữa tiệc, bà đã bị Trịnh Công Sơn “ép” lên sân khấu hát bài Diễm xưa. “Khi ấy run quá nên phải hát Diễm xưa bằng tiếng Nhật rồi mới hát tiếp bằng tiếng Việt, không ngờ được vỗ tay rất nhiều và được thưởng 2.000 đồng, vui nhất là đã làm Trịnh Công Sơn vui!”

Vượt qua những rào cản về biên giới, ngôn ngữ, văn hóa, GS. Michiko đã đến với cuộc đời Trịnh Công Sơn như một người tình tri kỷ. Mặc dù cuộc tình không thành, nhưng đó là một mối lương duyên đẹp có sự gắn kết của âm nhạc. 

giao lưu về nhạc Trịnh với sinh viên

Giáo sư  Michiko (cầm hoa) giao lưu về nhạc Trịnh với sinh viên

Nặng lòng với Việt Nam 

Từ năm 1993, bà gắn bó với Việt Nam qua việc quyên tiền, tài trợ, kêu gọi, là đại diện tại Nhật cho các chương trình giúp đỡ trẻ em cơ nhỡ, xây cầu tặng những làng quê nghèo ở đồng bằng sông Cửu Long. Hiện nay, Michiko Yoshii là giáo sư giảng dạy tại Trung tâm nghiên cứu giáo dục quốc tế tại Đại học Mie, miền trung nước Nhật. Bà thường cùng chồng là ông Trần Văn Soi (Thomas Soi) (Người thành lập chương trình Bạn Trẻ Em Đường Phố tại TP.HCM) thường tổ chức nhiều chương trình giúp trẻ em nghèo, dạy học miễn phí cho trẻ em.

chương trình Bạn Trẻ Em Đường Phố

Chương trình Bạn Trẻ Em Đường Phố

Chương trình Bạn Trẻ Em Đường Phố (Friends For Street Children Association (FFSC) hoạt động với mục đích:

- Tạo điều kiện cho trẻ nhập cư / thiệt thòi có cơ hội được học hành, được chăm sóc sức khỏe
- Nâng cao nhận thức cho phụ huynh về tầm quan trọng của việc giáo dục và chăm sóc trẻ.
- Cung cấp các dịch vụ cho trẻ và gia đình như một phương tiện để cải thiện cuộc sống nhằm đảm bảo an sinh, an toàn cho trẻ trong bối cảnh gia đình và công đồng.
- Nuôi dưỡng và dạy dỗ trẻ đường phố và trẻ nhập cư tại mái ấm cho đến khi chúng được hội nhập vào cộng đồng.

Dù sống ở Nhật, gia đình bà Yoshii Michiko đều nói tiếng Việt. (Ảnh Hà Thanh/ VnExpress)

Michiko và chồng nhiều năm nay đã làm đại diện của nhóm Việt kiều tại Nhật. Trong số hơn 120 cây cầu khỉ ở nông thôn do xây tặng Việt Nam, bà cùng chồng và cộng đồng người Nhật đã quyên góp xây được 11 cây cầu bê tông. 

Giáo sư Michiko ủng hộ chương trình Xây cầu nông thôn tại Việt Nam. (Ảnh: Báo Phụ Nữ)

Thông tin Chương trình Bạn Trẻ Em Đường Phố (Friends For Street Children Association (FFSC) 

Clip GS. Michiko hát nhạc Trịnh Công Sơn

Phương Anh/ kilala.vn

padding
padding
padding
padding
padding
padding
KILALA vol.45

Chỉ từ 220.000 VND, bạn sẽ nhận được 4 số Kilala giao tận nhà và một trong những phần quà hấp dẫn.

KILALA vol.44

KILALA vol.44

KILALA vol.43

KILALA vol.43

KILALA vol.42

KILALA vol.42

KILALA vol.41

KILALA vol.41

KILALA vol.40

KILALA vol.40

KILALA vol.39

KILALA vol.39

KILALA vol.38

KILALA vol.38

KILALA vol.37

KILALA vol.37

KILALA vol.36

KILALA vol.36

KILALA vol.35

KILALA vol.35

Đăng ký bản tin

Đăng ký bản tin của KILALA để cập nhật những thông tin Nhật Bản mới nhất

go Top