Kilala.vn đã có diện mạo mới    Trải nghiệm ngay

Shachihoko và điệu múa truyền thống ở Nagoya

Nghệ thuật Nhật Bản    • Jan 10, 2022

Bài: Hoàng Quyên

Khi gặp khó khăn trong cuộc sống, chúng ta thường bất giác nhìn lên bầu trời, tìm kiếm một khoảng không gian để thư giãn. Đối với người dân thành phố Nagoya, họ thường ngước lên nhìn những con cá Shachihoko lấp lánh ánh vàng trên mái của tòa lâu đài Nagoya bởi đây là linh vật được cho rằng đã nhiều lần vực dậy nền kinh tế.

Vào thời Edo, có câu hát “Vì Shachihoko đang tỏa sáng, nên bãi biển Atsuta Minato no Miya chẳng có con cá nào” để ca tụng Shachihoko, thứ đã trở thành niềm tự hào và được lưu truyền như một biểu tượng của lâu đài Nagoya. Vậy chính xác Shachihoko là gì?

Nguồn gốc của Shachihoko

“Shachihoko - 鯱鉾/ 鯱” (gọi tắt là Shachi) là một sinh vật do con người tưởng tượng ra, có đầu rồng hoặc hổ, mình cá chép, đuôi uốn cong lên trên. Chúng là một trong những mẫu tượng thường được dùng để trang trí cho mái của các tòa thành hay lâu đài ở Nhật bởi một lý do đặc biệt.
shachihoko
Ảnh: intojapanwaraku

Ở xứ Phù Tang, đa số các công trình kiến trúc cổ xưa đều được xây dựng bằng gỗ, nên lửa chính là “kẻ thù" lớn nhất. Vì vậy, Shachihoko, tương truyền rằng sẽ phun nước từ miệng ra để dập lửa khi tòa nhà có hỏa hoạn, được người Nhật tôn sùng như một vị thần bảo hộ và đặt trên mái của các tòa thành, lâu đài.

Shachihoko thường được làm bằng gốm hoặc đúc bằng đồng, là biểu tượng của quyền lực và sự giàu có. Cũng có loại Shachihoko mạ vàng hoặc đúc bằng vàng thật được gọi là Kinshachi, Kinko hay Kinshachihoko. Loài vật này còn được biết đến là biểu tượng của lâu đài Nagoya.

Shachi thường đi theo cặp đực cái, và người ta cho rằng Shachi ban đầu có nguồn gốc từ những con quái vật biển trong đạo Hindu, được du nhập đến Nhật Bản thông qua Trung Quốc trên Con đường Tơ lụa, cùng với Phật giáo.

shibata

Ảnh: Ban Quản lý Văn hóa Giáo dục Thành phố Shibata

Thành Azuchi của Oda Nobunaga cũng bố trí tượng của linh vật này. Hiện nay, các mảnh vỡ của Shachihoko vẫn được tìm thấy trong tàn tích của tòa thành. Nhưng tượng Shachi lớn nhất của Nhật Bản nằm ở lâu đài Matsue ở Shimane với chiều dài hơn 2m. Hideyoshi Toyotomi – một Samurai và lãnh chúa cuối thời Sengoku – đã đặt Shachihoko lên thành Osaka để thể hiện uy quyền của mình, và loài vật này đã trở nên vô cùng phổ biến trong “giới” lãnh chúa lúc bấy giờ.

Tuy nhiên, cho đến nay, chỉ có thành Nagoya chịu chi làm tượng cá Shachihoko bằng vàng. Đây là ý tưởng của Tướng quân Tokugawa Ieyasu lúc xây dựng thành Nagoya để phô trương sức mạnh tài chính của mình.

cá vàng

Bức tranh miêu tả cảnh mọi người trầm trồ và cung kính trước tượng cá Shachihoko. Ảnh: intojapanwaraku

Vào thời điểm chế tác, con cá đực cao khoảng 2,51m với 194 miếng vảy vàng và con cá cái cao 2,51m với 236 miếng vảy. Tổng lượng “vảy” vàng được sử dụng để chế tác Shachihoko vào thời Edo lên đến 1.940 miếng, nặng tới 215,3 kg, tương đương 1,4 tỷ yên tính theo giá thị trường hiện nay.

/banner

Những lần cá vàng “cứu” nền kinh tế

Năm 1726, trong giai đoạn “Cải cách Kyoho” của Mạc phủ Tokugawa, thành Nagoya được tiến hành tu sửa xung quanh phần mái tầng 2, tầng 3, tầng 4, tầng 5 và đặc biệt là Kinshachi (Shachihoko bằng vàng). Họ đã thay mới tòa bộ gỗ ở phần đầu của con cá, toàn bộ phần thân được bọc trong một tấm chì, tiếp đến là một tấm đồng và phủ tấm vàng lên trên cùng. Đây là lần đầu tiên Kinshachi được trùng tu kể từ khi thành Nagoya được xây dựng vào thời Keichou.

Từ bên ngoài có thể thấy như tòa thành được tu sửa nhiều lần, nhưng thực chất mỗi lần tình hình kinh tế trở nên khó khăn, những chiếc vảy cá sẽ được đúc lại, làm mỏng đi, hay thay thế lượng vàng khác có độ tinh khiết thấp hơn. Cho đến thời Minh Trị, việc trùng tu này đã được tiến hành đến 3 lần. Lần 2 vào năm 1827 và lần 3 năm 1846.

Các lãnh chúa thời đó nghĩ rằng: “Nhiều vảy vàng như vậy, dù có làm mỏng đi một chút cũng không sao”. Nên mỗi lần gặp khó khăn về tài chính, “vảy cá vàng” được sử dụng như một biện pháp để cải thiện tài chính. Vì vậy, có thể nói “cá vàng” đã lấy thân cứu nước.

lâu đài Nagoya

Ảnh: Văn phòng Trao đổi Văn hóa và Du lịch Thành phố Nagoya - Văn phòng Tổng đại lý Lâu đài Nagoya

Ngoài ra, vào thời Edo, có một vở kịch mô phỏng lại sự việc tên trộm cưỡi một con diều lớn đánh cắp 3 chiếc vảy của cá vàng để nói lên thực tại trộm cắp thời điểm ấy. Những vụ trộm này vẫn liên tục xảy ra vào thời Minh Trị.

[subscribe]

Shachihoko “vượt biển” để tỏa sáng ở thế giới

Khi thời đại của Mạc phủ Tokugawa kết thúc, mở đầu cho cuộc Duy Tân Minh Trị, lâu đài Nagoya thuộc quyền quản lý của Bộ quân đội thuộc chính phủ Minh Trị và Kinshachi đứng trước nguy cơ bị phá hủy. Tuy nhiên, chính vì những câu chuyện thần thoại xoay quanh loài cá thiêng này mà Kinshachi được mang đi trưng bày ở các hội chợ triển lãm trong nước và quốc tế.
bảo tàng shachihoko
Shachihoko gốm sứ tại Bảo tàng lâu đài Kiyosu, tỉnh Aichi. Ảnh: japanallover

Năm 1872, cá Shachihoko vàng đã xuất hiện tại Yushima Seido Expo, sự kiện triển lãm đầu tiên của Nhật Bản. Đến năm 1873, Shachihoko vàng “vượt biển” để được trưng bày tại Hội chợ Thế giới ở Vienna, triển lãm chính thức đầu tiên mà chính quyền Minh Trị tham gia. Tại đây, Kinshachi được hoan nghênh và mở đầu cho sự kỷ nguyên mới của Nhật Bản tại nước ngoài.

Điệu múa “bắt buộc phải học” của Geisha ở Nagoya

Điệu múa Shachihoko - Kin no Shachihoko no Odori là loại hình nghệ thuật đặc biệt ở Nagoya với tư thế lấy hai tay và mặt làm điểm tựa để uốn cong cơ thể lên, tựa như hình dáng của loài cá Shachihoko. Đây là môn học bắt buộc cho những Geisha và Maiko ở Nagoya. Với những người mới học, họ sẽ phải dành nhiều thời gian và công sức khổ luyện với bộ môn nghệ thuật này.
Đây là một phần trong phong cách nhảy Meigiren đặc trưng, phong cách khiêu vũ ảnh hưởng bởi trường dạy múa cổ truyền Nishikawa Ryu, một trong những trường dạy múa có uy tín nhất ở Nhật Bản.
điệu múa truyền thống
Ảnh: withnews

Thủ thuật chinh phục điệu múa Shachihoko

Ngày nay, điệu múa này đã trở thành niềm tự hào và nét thu hút của thành phố Nagoya, tỉnh Aichi. Nó được xuất hiện trong một số lễ hội văn hóa địa phương với sự tham gia của những "vũ công" không chuyên, chính là những người dân trong vùng.
Ông Kazumasa Nishikawa, người lãnh đạo thế hệ thứ tư của trường múa Nishikawa Ryu, đã hướng dẫn một thủ thuật để chinh phục điệu múa trông có vẻ "khó nhằn" này. Đó là dùng khăn tay để buộc hai khủy tay lại với nhau sao cho hai cùi chỏ khép lại.
múa shachihoko
Ảnh: withnews

Nguyên lý là phải  cố định hai khuỷu tay, “trụ” chống sẽ trở nên vững chắc hơn. Thay vì dùng sức đạp lên hay đẩy người lên bằng lực tay, người múa nên chống tay xuống đất, dồn trọng lượng cơ thể lên khuỷu tay, đưa mặt về phía trước giống như đang cúi đầu chào, từ đó phần thân dưới sẽ từ từ được nâng lên cao. Điệu múa này phù hợp với những người có sức mạnh cơ bắp.

Tận hưởng thành quả

Nếu bỏ qua mức độ hoàn hảo của điệu nhảy, có rất nhiều người đã thành công từ lần đầu thử sức. Qua nhiều giờ luyện tập, nhiều học viên bị đau và bầm đầu gối, nhưng thực tế có đến 90% học viên của ông Nishikawa đã chinh phục được điệu múa sau khóa đào tạo kéo dài 1 tháng. Tuy nhiên, vì đặc trưng của điệu múa là chống ngược cơ thể xuống đất nên người thực hiện cần được đào tạo kĩ càng qua sự tư vấn của chuyên gia để tránh những chấn thương không đáng có.
điệu múa nagoya
Ảnh: withnews

Ông Nishakawa hy vọng rằng: “Mọi người có thể tận hưởng loại hình nghệ thuật truyền thống phức tạp thông qua cảm giác quen thuộc và gần gũi trong những trải nghiệm với Shachihoko”.


kilala.vn
padding
padding
padding
padding
padding
padding
KILALA vol.45

Chỉ từ 220.000 VND, bạn sẽ nhận được 4 số Kilala giao tận nhà và một trong những phần quà hấp dẫn.

KILALA vol.44

KILALA vol.44

KILALA vol.43

KILALA vol.43

KILALA vol.42

KILALA vol.42

KILALA vol.41

KILALA vol.41

KILALA vol.40

KILALA vol.40

KILALA vol.39

KILALA vol.39

KILALA vol.38

KILALA vol.38

KILALA vol.37

KILALA vol.37

KILALA vol.36

KILALA vol.36

KILALA vol.35

KILALA vol.35

Đăng ký bản tin

Đăng ký bản tin của KILALA để cập nhật những thông tin Nhật Bản mới nhất

go Top