Kilala.vn đã có diện mạo mới    Trải nghiệm ngay

Nghệ sĩ Nhật Bản “vẽ” tranh bằng vải tái chế

Nghệ thuật Nhật Bản    • Feb 15, 2022

Bài: Natsume

Nhìn những bức tranh đầy màu sắc của Asako Iwamizu, không ai có thể nghĩ rằng chúng được tạo nên bởi những mảnh vải bị bỏ đi. Nhưng bằng tài năng của mình, cô đã cho ra đời những tác phẩm nghệ thuật mang đậm dấu ấn cá nhân.

Nghệ sĩ Asako Iwamizu có nhiều năm kinh nghiệm hoạt động trong thế giới thời trang, chính vì thế, cô nhìn thấy được những hệ lụy từ ngành công nghiệp fast fashion – thời trang nhanh, cùng việc đóng gói cẩn thận quá mức của người Nhật đã tạo nên một lượng rác thải khổng lồ.

iwazumi

Nghệ sĩ Asako Asako Iwamizu. Ảnh: grapee

Dù đã không còn làm việc trong lĩnh vực thời trang từ năm 2008, nhưng Asako Iwamizu vẫn đau đáu về vấn đề này. Và cô đã tìm ra được hướng đi của mình khi “biến” vật liệu lãng phí thành tác phẩm nghệ thuật đại chúng.

Dựa vào nghệ thuật Kimekomi truyền thống của Nhật Bản, Asako Iwamizu lấy những mảnh vải đã qua sử dụng và thùng xốp phế thải rồi ghép chúng lại với nhau một cách cẩn thận để tạo thành bức tranh hoàn toàn mới.

[subscribe]

kimekomi
Ảnh: Asako Iwamizu

Đặc biệt, cách phối màu trong những bức tranh của Iwamizu chú trọng những màu sắc nổi bật như: hồng, xanh dương, cam... khiến tổng thể tác phẩm trở nên rực rỡ và tươi sáng hơn, khác biệt với “số phận” của những vật liệu tạo ra chúng - những sản phẩm bị loại bỏ.

Cô cũng có buổi triển lãm cho riêng mình với tên gọi “Kimekomi Art”, tổ chức tại Tokyo. Bạn có thể xem thêm tác phẩm của Asako Iwamizu tại đây.

kimekomi

Ảnh: Asako Iwamizu

Kimekomi – Nghệ thuật từ những thứ bị bỏ đi

Kimekomi là một kỹ thuật truyền thống bao gồm việc khắc những đường rãnh hẹp, không rộng hơn độ dày móng tay lên bề mặt như gỗ mềm hoặc xốp mịn, sau đó nhét vải vào những đường rãnh này. 
kimekomi búp bê
Ảnh: press.ikidane-nippon

Phương pháp này có thể được sử dụng cho đồ trang trí đơn giản, nhưng có lẽ các tác phẩm nghệ thuật phổ biến nhất trong thể loại này là Kimekomi Ningyo – búp bê truyền thống của Nhật. Trong trường hợp này, kỹ thuật Kimekomi được sử dụng để làm quần áo của búp bê trông giống như thật.

Kỹ thuật này bắt nguồn từ khoảng 260 năm trước, sử dụng quần áo bỏ đi từ các đền thờ và lễ hội Thần đạo.

búp bê hina

Ảnh: tokyo weekender

Để tạo nên một con búp bê hoàn chỉnh, cần có sự tham gia của nhiều người, mỗi người sẽ nắm giữ một khâu quan trọng. Bước đầu tiên, tạo đường nét cơ thể bằng cách giũa khối gỗ thành hình và khắc các rãnh.

kimekomi

Ảnh: press.ikidane-nippon

Sau đó, búp bê được phủ một lớp hồ màu trắng, chứa sắc tố trắng từ vỏ sò và Nikawa (chất kết dính từ động vật), giúp bảo quản búp bê. Cuối cùng, dùng những mảnh vải phủ lên từng phần của búp bê, mép của miếng vải sẽ được nhét vào những rãnh được tạo ra trên cơ thể búp bê ngay từ bước đầu.

kimekomi

Ảnh: press.ikidane-nippon

Búp bê sẽ được sử dụng theo mùa, ví dụ búp bê “Hina - ひな人形” tại Lễ hội búp bê của các bé gái và búp bê “Gogatsu - 五月人形” trong lễ kỷ niệm ngày của các bé trai.

Xem thêm: Karakuri Ningyo: Búp bê khởi nguồn cho thế hệ robot thông minh của Nhật Bản

kilala.vn

padding
padding
padding
padding
padding
padding
KILALA vol.45

Chỉ từ 220.000 VND, bạn sẽ nhận được 4 số Kilala giao tận nhà và một trong những phần quà hấp dẫn.

KILALA vol.44

KILALA vol.44

KILALA vol.43

KILALA vol.43

KILALA vol.42

KILALA vol.42

KILALA vol.41

KILALA vol.41

KILALA vol.40

KILALA vol.40

KILALA vol.39

KILALA vol.39

KILALA vol.38

KILALA vol.38

KILALA vol.37

KILALA vol.37

KILALA vol.36

KILALA vol.36

KILALA vol.35

KILALA vol.35

Đăng ký bản tin

Đăng ký bản tin của KILALA để cập nhật những thông tin Nhật Bản mới nhất

go Top