Kilala.vn đã có diện mạo mới    Trải nghiệm ngay

Trải nghiệm Trà đạo Nhật Bản ngay tại Sài Gòn

Lifestyle    • Mar 13, 2018

Bài: Phương Anh/ Ảnh: Lộc Lê, Soetsu Kai


Vào ngày 11/3 vừa qua, trường Nhật ngữ Sanko Việt Nam (Tòa nhà Phụ nữ, 20 Nguyễn Đăng Giai, P. Thảo Điền, quận 2) tổ chức buổi trải nghiệm Hội trà mùa xuân cùng CLB Trà đạo Nhật Bản Soetsu Kai, tạo cơ hội cho các bạn yêu thích văn hoá Nhật Bản cùng nhau tìm hiểu về nghệ thuật Trà đạo, xem trình diễn các bước & động tác pha trà, thưởng thức bánh Wagashi.

Tại buổi trải nghiệm, người tham gia được nghe cô Trần Thị Tuyết (Danh trà: Soetsu, trường phái Urasenke) với kinh nghiệm hơn 10 năm học & giảng dạy Trà đạo Nhật Bản chia sẻ nhiều kiến thức về bộ môn nghệ thuật này. 

Trà đạo Nhật Bản

Cô Trần Thị Tuyết (Danh trà: Soetsu, trường phái Urasenke) và chị Chung Tuyết Nga (Trưởng phòng Marketing của công ty Sanko Gakuen, đại diện cho trường Nhật ngữ Sanko Việt Nam) (Ảnh: Soetsu Kai)

Trà Đạo đã xuất hiện tại Nhật Bản vào những năm của thế kỉ XII. Vào cuối thế kỉ XVI, Trà Đạo đã được Trà sư Sen no Rikyu hoàn thiện. Chính Sen no Rikyu là người đầu tiên làm 1 cuộc cải cách về phương tiện uống trà, các trà cụ quý hiếm đắt tiền đã được ông bỏ đi và thay vào đó là những ấm, chén, bình, nồi bình dân, để bất cứ người dân nào ở Nhật cũng có thể đến với Trà Đạo. 

Đến đầu thế kỉ XIX, tức là cuối thời kì Edo (1603-1868), văn hóa Trà Nhật đã thực sự phát triển rộng khắp, việc uống trà đã thực sự phổ biến trong mọi tầng lớp người dân Nhật Bản.
Trà Đạo Nhật Bản có rất nhiều trường phái, mỗi thời đại có nhiều trường phái mới được sáng lập. Có 3 trường phái chính được nhiều người biết đến: Urasenke, Omotesenke, Mushanokoji senke
Nghi thức của nghệ thuật Trà đạo được bắt đầu cử hành trong không gian Trà thất - một phòng nhỏ dành riêng cho việc uống trà. 

trà đạo

Tái hiện một góc của không gian Trà thất. (Ảnh: Soetsu Kai)

Trong phòng trà người ta thường treo bức tranh thư pháp, hộp trầm hương/đồ trang trí, bình hoa được cắm tỉa để trang trí và cũng là một vật để biểu hiện sự chào đón của chủ đối với khách.

Dụng cụ pha trà được bày ra trên bàn gồm có: Ấm nấu nước, bếp nấu nước, dụng cụ pha trà (hũ nhỏ đựng trà, bát, chổi pha trà, muỗng múc trà, khăn lau, gáo múc nước,…). 

Trà đạo

Chổi pha trà. (Ảnh: Soetsu Kai)

trà đạo

Chén pha trà, khăn lau, muỗng múc trà, hũ đựng trà. (Ảnh: Soetsu Kai)

trà đạo

Nhiệt độ đề pha trà thường là 60 - 70 độ C.(Ảnh: Soetsu Kai)

Toàn bộ nghi thức của một buổi “Trà Sự” kéo dài khoảng 3 - 4 tiếng, gồm các giai đoạn: Dùng bữa nhẹ, dùng bánh Wagashi, uống một lượt trà đặc hoặc uống một lượt trà loãng.

Đầu tiên, nghệ nhân sẽ đun nước bằng bếp lò than, khi nước trong nồi đun vừa đủ độ nóng thích hợp để pha trà (khoảng 60 – 70 độ C), mới bắt đầu tráng làm ấm chén trà, rồi bỏ trà vào chén. Tiếp theo, người nghệ nhân mới nhẹ nhàng dùng một chiếc gáo bằng tre múc nước trong nồi đun chế vào chén trà, dùng chổi đánh trà đánh tan đều bột trà. Việc cuối cùng là đặt những chén trà lên bàn, mời khách dùng trà với một cung cách lễ phép kiểu Nhật. 

Trước khi uống trà, người Nhật sẽ dùng bánh ngọt xong rồi mới uống trà. Vị ngọt của bánh còn đọng lại trong miệng sẽ làm cho vị đắng của trà giảm bớt.  Bánh truyền thống nổi tiếng được lấy cảm hứng từ vẻ đẹp thiên nhiên, bốn mùa, từ thơ Waka, Haiku (là các thể thơ cổ của Nhật Bản) và cảm hứng từ quê hương.

trà đạo

Khách nhận bánh và cám ơn "chủ nhà" lịch sự theo phong cách Nhật. (Ảnh: Nhật ngữ Sanko)

Sau khi ăn bánh xong, chén trà sẽ được chủ nhà trao cho khách xoay vòng theo thứ tự như vị trí ngồi. Khi bánh và trà xoay vòng đến vị trí của mình, bạn sẽ nói "Osakini" rồi nhận lấy. Câu này có nghĩa là "Tôi xin phép trước" thể hiện sự chu đáo với người ngồi cùng. 

trà đạo

Khi đưa chén trà, chủ nhà phải xoay chén trà hướng phía chính diện (có hoa văn, hình vẽ đẹp) về phía khách. (Ảnh: Soetsu Kai)

Bên cạnh đó, bạn cần nhớ quy tắc:  Tránh mặt chính của chén trà khi uống. Khi đưa li trà, chủ nhà phải xoay chén trà hướng phía chính diện (có hoa văn, hình vẽ đẹp) về phía khách. Sau đó, người nhận sẽ xoay chén trà (theo chiều kim đồng hồ) để lệch khỏi phía chính diện khi uống sao cho có thể vừa thưởng thức các hình vẽ, hoa văn ở phía chính diện, vừa không được làm dây bẩn phía chính diện của chén trà. Khi uống ngụm cuối cùng nên có kèm theo một tiếng “suýt” nho nhỏ để biểu thị sự khen ngợi dành cho chủ nhà.

trà đạo

Đội ngũ "pha trà" trong buổi thưởng trà của CLB Trà đạo Nhật Bản Soetsu Kai và trường Nhật ngữ Sanko. (Ảnh: Soetsu Kai)

Nghệ thuật Trà Đạo Sen no Rikyu có 7 quy tắc:

1. Chuẩn bị chu đáo về trang phục
2. Chuẩn bị thật kỹ than củi để đun nước
3. Tạo không gian ấm áp về mùa đông, mát về mùa hè
4. Cắm hoa sao cho như đang mọc trên cánh đồng
5. Chú ý thời gian
6. Phải phòng trời mưa ngay trong những ngày đẹp trời
7. Quan tâm đến từng người khách

trà đạo

Nghệ thuật trà đạo có những quy tắc chặt chẽ trong bài trí. (Ảnh: Nhật ngữ Sanko)

Nghệ thuật Trà Đạo đề cao 4 đức tính cao quý 

1. Hòa: Hòa là hòa đồng, hòa nhã. Nghệ thuật Trà Đạo chú trọng sự hòa nhã, chia sẻ cảm thông với nhau, hòa hợp với thiên nhiên.
2. Kính: Đức tính “Kính” trong Trà Đạo thể hiện qua hành vi kính trọng, lễ kính giữa người pha trà và người uống trà. 
3. Thanh: Thanh trong Trà Đạo được hiểu là trong sạch, thể hiện ở việc thanh tẩy các dụng cụ pha trà mỗi khi pha trà và đề cao tâm hồn trong sáng.
4. Tịch: Tịch có nghĩa là sự vắng lặng, tĩnh lặng. Chính sự tĩnh lặng mới khiến tâm trong sáng (đức tính “Thanh”) và thực hiện được 2 đức tính: "Kính" và "Hòa".

trà đạo

Hội trà mùa xuân là một trải nghiệm thú vị trường Nhật ngữ Sanko muốn duy trì tổ chức, để giới thiệu văn hóa Nhật Bản đến người Việt. (Ảnh: Nhật ngữ Sanko)

Chị Chung Tuyết Nga (Trưởng phòng Marketing của công ty Sanko Gakuen, đại diện cho trường Nhật ngữ Sanko Việt Nam, có kinh nghiệm hơn 7 năm học Trà đạo) cho biết: “Tất cả những nguyên tắc, triết lí của nghệ thuật Trà đạo không chỉ dùng trong khi luyện tập trà hay thưởng trà mà đều có thể áp dụng được vào cuộc sống. Ví dụ như sự chuẩn bị kĩ lưỡng, chú ý đến thời gian, hình dung những sự số có thể xảy ra có biện pháp phòng hờ, quan tâm đến từng người khách hàng, 4 đức tính trong nghệ thuật Trà đạo khi áp dụng đối với bản thân cũng sẽ khiến con người văn minh hơn, cuộc sống và cả công việc sẽ trôi chảy hơn rất nhiều.

Trong triết lí Trà đạo còn có một thành ngữ Ichigo Ichie mang ý nghĩa: "Cơ hội gặp gỡ này chỉ xảy ra một lần trong đời, vì vậy hãy trân trọng nó và mang đến cho đối phương điều tốt đẹp nhất trong khoảnh khắc này. Điều này cũng là chìa khóa của người Nhật trong kinh doanh, họ quý trọng mọi khách hàng và luôn cung cấp dịch vụ tốt nhất và xem ấn tượng đầu tiên chính là yếu tố quyết định để giữ chân khách hàng.”

Phương Anh/ kilala.vn

padding

Trung tâm Nhật ngữ Sanko Việt Nam là trường Nhật ngữ đầu tiên tại Việt Nam thuộc tập đoàn Sanko Gakuen Houjin (Nhật Bản). Ngoài các chương trình học bổng dành cho học viên xuất sắc, trường còn tổ chức CLB giao lưu tiếng Nhật, có nhiều chương trình trình định hướng nghề nghiệp, giới thiệu học tập tại 60 trường tại Nhật.


padding
padding
padding
padding
padding
KILALA vol.45

Chỉ từ 220.000 VND, bạn sẽ nhận được 4 số Kilala giao tận nhà và một trong những phần quà hấp dẫn.

KILALA vol.44

KILALA vol.44

KILALA vol.43

KILALA vol.43

KILALA vol.42

KILALA vol.42

KILALA vol.41

KILALA vol.41

KILALA vol.40

KILALA vol.40

KILALA vol.39

KILALA vol.39

KILALA vol.38

KILALA vol.38

KILALA vol.37

KILALA vol.37

KILALA vol.36

KILALA vol.36

KILALA vol.35

KILALA vol.35

Đăng ký bản tin

Đăng ký bản tin của KILALA để cập nhật những thông tin Nhật Bản mới nhất

go Top