Kilala.vn đã có diện mạo mới    Trải nghiệm ngay

Vì sao các tòa nhà lịch sử ở Nhật Bản lần lượt bị phá hủy

Văn hóa Nhật Bản    • Sep 18, 2020

Dịch: Quỳnh Vũ
Nguồn: mi-mollet.com

Trong những năm gần đây, việc phá dỡ các tòa nhà lịch sử đang diễn ra với tốc độ nhanh chóng ở Nhật Bản. Việc phá dỡ cũng gặp phải nhiều ý kiến phản đối của người dân, nhưng chính phủ vẫn thực hiện theo kế hoạch. Vậy lý do gì đã khiến chính phủ phá dỡ những tòa nhà lịch sử đó?

Những tòa nhà lịch sử nổi tiếng đã hoặc có thể bị dỡ bỏ

Nhà tưởng niệm Unitika

"Nhà tưởng niệm Unitika" ở thành phố Amagasaki, tỉnh Hyogo là một trong những tòa nhà bị xem xét dỡ bỏ. Tòa nhà này được xây dựng vào năm 1900 và là trụ sở chính của công ty Amagasaki Spinning (tiền thân của công ty Unitika ngày nay). Nó cũng được chọn là Di sản công nghiệp hiện đại cấp quốc gia.

vì sao các tòa nhà lịch sử ở Nhật Bản lần lượt bị phá hủy
Nhà tưởng niệm Unitika (Ảnh: hardcandy.exblog.jp)

Ban đầu, công ty Unitika dự định trùng tu lại tòa nhà. Nhưng chi phí để xây dựng một công trình chống động đất có thể lên đến 500 triệu yên. Người dân nơi đây cũng đứng lên kêu gọi sự giúp đỡ, tuy vậy thành phố Amagasaki không thể gây quỹ do gặp khó khăn về tài chính. Nếu cứ tiếp tục như vậy, "Nhà tưởng niệm Unitika" rất có thể sẽ phải dỡ bỏ. 

Jimbocho Building Annex

Tòa nhà "Jimbocho Building Annex" ở Jimbocho, Tokyo được hoàn thành vào khoảng năm 1930. Sau đó, nó được dùng làm văn phòng cho ngân hàng Wakashio. Hiện tại tòa nhà này thuộc sở hữu của công ty Bất động sản Shogakukan. Công ty có kế hoạch xây dựng một tòa nhà mới ở khu đất liền kề, nhưng vì tòa nhà này là một công trình mang hơi thở của lịch sử nên một số người dân không muốn nó bị tháo dỡ.

Jimbocho Building Annex
Jimbocho Building Annex (Ảnh: chiyoda.main.jp)

Khách sạn Akasaka Prince

Khách sạn Akasaka Prince được xây dựng cách đây 29 năm và được thiết kế bởi Kenzo Tange (một kiến trúc sư nổi tiếng thế giới). Nó được chính quyền Tokyo chỉ định là một tài sản văn hóa vào năm 2011. Trước kia, đây là nơi ở của hoàng tử Lý Ngân của gia tộc Hoàng gia Triều Tiên. Sau khi Nhật Bản bại trận trong cuộc chiến tranh thế giới thứ hai, hoàng tử Lý Ngân thoái vị nên tòa nhà được dùng làm nơi ở chính thức của chủ tịch Hạ viện. Vào năm 1952, nó đã được mua lại và mở cửa lại với vai trò là một khách sạn vào năm 1955. Nơi đây được sử dụng làm quán bar, nhà hàng và trung tâm tiệc cưới. Nhưng do không còn khả năng cạnh tranh nên khách sạn bị đóng cửa vào ngày 31/03/2011. Nơi đây đã bị phá dỡ mà không gặp trở ngại gì.

Akasaka Prince
Khách sạn Akasaka Prince năm 1955 (Ảnh: princehotels.co.jp)

Tòa nhà chính của khách sạn Okura Tokyo

“Tòa nhà chính của khách sạn Okura Tokyo” được cho là một kiệt tác của kiến trúc hiện đại Nhật Bản cũng đã bị phá bỏ. Việc phá hủy Okura đã trở thành một chủ đề nóng ở nước ngoài và gặp phải sự phản đối từ các nhà văn hóa. Tuy nhiên, việc dỡ bỏ vẫn được thực hiện đúng theo kế hoạch. Khách sạn này bao gồm một tòa nhà chính và một tòa nhà phụ. Nhưng tòa nhà chính đã bị dỡ bỏ vào ngày 31/08/2015, thay vào đó là một tòa nhà cao tầng hiện đại.

Tòa nhà chính của khách sạn Okura Tokyo trước khi được xây mới
Tòa nhà chính của khách sạn Okura Tokyo trước khi được xây mới (oldtokyo.com)
Khách sạn sau khi được xây mới
Khách sạn sau khi được xây mới (Ảnh: wwdjapan.com)
/banner

Lí do của việc dỡ bỏ những tòa nhà lịch sử

Ở các nước phát triển có nhiều tài sản văn hóa, công trình kiến trúc cũ được chính phủ tận dụng để biến nó thành những địa điểm tham quan, thu hút khách du lịch. Như ở London, một nhà máy điện từng bị bỏ hoang bên bờ sông Thames đã được trùng tu và trở thành một văn phòng làm việc. Waldorf Astoria New York (một khách sạn danh tiếng ở New York) đã được bán với giá cao cho các nhà đầu tư với điều kiện tòa nhà phải đảm bảo tính thẩm mỹ. Có thể nói, nếu tận dụng tốt những tòa nhà có giá trị lịch sử như thế này chúng sẽ mang lại cho đất nước một phần lợi nhuận khổng lồ. Tuy nhiên, Nhật Bản không đi theo hướng tận dụng tốt nhất những tài sản này.

Nhà máy điện ở London
Nhà máy điện ở London (Ảnh: ja.wikipedia.org)

Có nhiều ý kiến được đưa ra cho sự phá hủy này. Chẳng hạn như “đây là điều khó tránh khỏi đối với sự tăng trưởng kinh tế”, “Nhật Bản là nước hay động đất nên việc phá dỡ là điều đương nhiên” hay “Khí hậu nóng ẩm của Nhật Bản khác với những nước khác, không phù hợp để bảo tồn di sản văn hóa”. Tuy nhiên, những quan niệm này là hoàn toàn sai lầm.

Trên thực tế, trong những năm 1990 ở Nhật Bản đã có một phong trào bảo tồn Di sản văn hóa và kết nối nó với lợi ích kinh tế. Nhưng kể từ năm 2000, phong trào đó giảm dần. Nguyên nhân lớn nhất có lẽ là do sự sụp đổ của nền kinh tế bong bóng trước đó. Do không đủ tiền để sửa chữa, nhiều tòa nhà cũ đang phải đứng trước nguy cơ bị phá hủy. Bên cạnh đó, để chuẩn bị cho Thế vận hội Olympic, chính phủ Nhật Bản cũng thực hiện nhiều kế hoạch tái phát triển ở các khu vực thành thị với quy mô lớn.

kilala.vn

padding
padding
padding
padding
padding
padding
KILALA vol.45

Chỉ từ 220.000 VND, bạn sẽ nhận được 4 số Kilala giao tận nhà và một trong những phần quà hấp dẫn.

KILALA vol.44

KILALA vol.44

KILALA vol.43

KILALA vol.43

KILALA vol.42

KILALA vol.42

KILALA vol.41

KILALA vol.41

KILALA vol.40

KILALA vol.40

KILALA vol.39

KILALA vol.39

KILALA vol.38

KILALA vol.38

KILALA vol.37

KILALA vol.37

KILALA vol.36

KILALA vol.36

KILALA vol.35

KILALA vol.35

Đăng ký bản tin

Đăng ký bản tin của KILALA để cập nhật những thông tin Nhật Bản mới nhất

go Top