Trang phục truyền thống của phụ nữ hoàng tộc Nhật Bản
Văn hóa Nhật Bản
Bài: Aki Kanou
Nguồn tham khảo: 日本三次元 @weibo
Nguồn gốc của triều phục
Trong ngày tiến hành nghi lễ đăng cơ, sau khi thực hiện lễ tế ở 3 điện trong cung, Nhật hoàng và Hoàng hậu thay trang phục, vào hoàng cung Tokyo và cử hành "Nghi thức đăng cơ ở chính điện." Trong khi thực hiện nghi thức này, Nhật hoàng sẽ mặc Sokutai/Kourozen no Gohou. Nhật hoàng bắt đầu mặc hoàng bào kể từ thời Heian. Trên hoàng bào có thêu họa tiết cây ngô đồng, cây trúc và cả hình chim thú như phượng hoàng, kỳ lân với ngụ ý cầu mong cát tường.
Còn Hoàng hậu lúc này sẽ mặc trang phục có tên là Junihitoe, hay còn được gọi là "ngũ y đường", được biết bộ trang phục này có sức nặng khoảng 15kg.
Junihitoe là một loại trang phục truyền thống của phụ nữ Nhật Bản. Sau thời Heian, người ta bắt đầu làm triều phục cho phụ nữ trong giới quý tộc. Loại trang phục này được dùng trong những khi tham dự đại lễ, lễ thành hôn, lễ hiến tế... Và đây được xem là lễ phục chính thức cho phụ nữ hoàng tộc Nhật Bản.
Cái tên Junihitoe xuất phát từ "Genpei Jōsuiki" - phiên bản mở rộng của tuyển tập Truyện kể Heike. Triều phục này được tổ hợp từ 5-12 loại y phục khác nhau. Tùy theo từng mùa, tùy theo thân phận của người mặc, cũng tùy theo dịp nào mà Junihitoe có cách phối hợp đa dạng.
Nguyên mẫu vốn có của Junihitoe là triều phục dành cho phụ nữ, được quy định trong bộ luật "Yourou Ritsuyou" dưới thời Nara. Những quy định này chi tiết từ dangui, seko, daisode (tay áo lớn) cho đến kosode (tay áo nhỏ). Đến đầu thời Heian, triều phục có thêm hareshozoku, karakoromo, mo, hyoui, uchiginu, uchigi, thân áo, hibakama. Từ sau thời Muromachi thì triều phục này có 5 trọng y cố định. Phụ nữ khi ở trong phòng thì trang phục được tĩnh lược karakoromo và mo. Trang phục cố định buộc phải có được gọi là Uchikibakama.
Cấu tạo của một bộ Junihitoe
- Quần/chân váy dài: người đã kết hôn dùng màu đỏ, người chưa kết hôn dùng màu sẫm. Ban đầu quần dài được làm từ lụa dệt, sau này dùng tơ lụa. Hiện tại thì dùng quần/chân váy dài với nếp gấp và Omotebakama không nếp gấp.
- Kosode: lớp áo mặc trong cùng, thường là áo choàng trắng đuôi ngắn.
- Áo đơn: mặc ngoài kosode, đa số được làm từ lụa mỏng hoặc lụa dệt.
- Ngũ y (Itsuginu): gọi là Kasaneuchigi, mặc ngoài áo đơn, màu sắc đậm nhạt phối hợp.
- Đả y (Uchiginu): mặc ngoài ngũ y, là lớp áo cứng. Đây được xem là lớp áo dùng để chống lạnh.
- Áo khoác (Hyoui): là lớp áo khoác ngoài, có thêu họa tiết, chia trong ngoài thành 2 lớp.
- Karakoromo: hay còn được gọi là gối đệm được thắt sau lưng.
- Mo: màu tươi, bao quanh phần sau của tà áo, thường được làm từ lụa mỏng hoặc dệt từ vải bông. Mo chia làm 3 phần: dai koshi, nobe koshi và ko koshi.
- Quạt cầm tay (Akomeōgi): trên phiến quạt bằng gỗ được tô vẽ họa tiết chủ yếu là màu vàng, bạc.
kilala.vn