Kilala.vn đã có diện mạo mới    Trải nghiệm ngay

Robert Gilhooly: Người kể chuyện "Khu rừng tự sát" bằng ảnh

Văn hóa Nhật Bản    • May 31, 2021

Nguồn: Japan Times

Câu chuyện ảnh “Khu rừng tự sát” của Rob Gilhooly đã được ban giám khảo trao giải đặc biệt trong Lễ trao giải phóng viên ảnh quốc tế Ngày Nhật Bản năm 2011 và được đề cập danh dự trong "Giải thưởng báo ảnh quốc tế OnAsia" năm 2010. Dưới đây là câu chuyện xót xa của ông về những con người đi vào "Khu rừng tự sát" nhưng có lẽ không bao giờ quay trở lại.

Tôi đang đi bộ qua khu rừng Aokigahara Jukai, trong một buổi chiều giữa mùa đông, khi ánh sáng đang tắt dần. Bỗng tôi chết lặng vì một tiếng hét. Phản ứng tự nhiên của con người trong hoàn cảnh này là "bỏ chạy thục mạng" nhưng bây giờ, dưới chân tôi đang là mê cung rễ cây và đá trơn trượt. Tôi đang lạc vào một khu rừng rộng lớn có tên là "Biển cây". 

Không hiểu vì sao, thay vì tìm kiếm sự sống, tôi tiến về phía phát ra âm thanh và tìm thấy "cái chết". Nguồn gốc của tiếng hét đó vẫn còn là một bí ẩn, qua một khoảng đất trống, tôi thấy thứ trông giống như một đống quần áo. Nhưng khi tôi đến gần, nó trở nên rõ ràng hơn và tất nhiên, không đơn thuần chỉ là quần áo.

Trong một cái hốc nhỏ, ngay dưới gốc cây, một người đàn ông nằm cuộn tròn như một đứa trẻ, trên tấm thảm lá rừng rậm rạp. Mái tóc bạc của anh ta phủ lưa thưa lên chiếc đầu hói. Người đàn ông để trần, mặc quần dài màu đen, cạp quần tụt xuống để lộ ra chiếc quần đùi sọc xanh. Chân anh ta mang một đôi tất len.

Dưới đôi chân co quắp là một chiếc quần lọt khe, một chiếc sơ mi trắng và một chiếc áo khoác đã được trải ra để làm đệm tại nơi an nghỉ cuối cùng. Rải rác xung quanh là vô số tài liệu, một chiếc cặp và những tàn tích khác của cuộc sống trước đây. Những thứ gần gũi hơn với anh ta là những thứ liên quan mật thiết đến cái chết: những toa thuốc rỗng, lon bia và chai rượu. Có vẻ như người đàn ông này ngoài 50 tuổi, đã trút hơi thở cuối cùng trước khi tôi nghe thấy tiếng kêu ớn lạnh đó.

robert gilhooly người kể chuyện khu rừng tự sát bằng ảnh

Việc tôi bắt gặp một thi thể trong khu rừng này là một cú sốc, nhưng không phải là một bất ngờ. Trong nửa thế kỷ qua, hàng nghìn người Nhật kiệt sức đã thực hiện những chuyến hành hương "một đi không trở lại" đến vùng rừng rộng 30km2 ở tỉnh Yamanashi, trên sườn phía Tây Bắc của Núi Phú Sĩ cao 3.776m, đỉnh núi cao nhất của Nhật Bản. Đó là một nơi tăm tối với vẻ đẹp hoàn mỹ, gắn liền với truyền thuyết ma quỷ lâu đời trong thần thoại Nhật Bản - nơi tự khoác lên mình cái tên rùng rợn: "Khu rừng tự sát".

Bằng chứng về những cuộc hành hương như vậy rải rác giữa rừng cây rậm rạp. Bốn đôi giày phủ đầy rêu được xếp trên rễ cây lởm chởm: hai đôi cỡ người lớn và hai đôi cỡ trẻ em.

Hơn nữa, trên đó có một phong bì ảnh. Một tấm ảnh cho thấy một người đàn ông trẻ tuổi, hai đứa trẻ khác mặc Kimono sặc sỡ và đồng phục học sinh tiểu học. Cùng với các bức ảnh, có một ghi chú được đánh máy "To Hide" (rất có thể là tên của một người đàn ông), bao gồm cả khổ cuối của "Song of the Open Road" - bài thơ của Walt Whitman từ năm 1900 kết thúc bằng dòng: "Chúng ta sẽ gắn bó cùng nhau chừng nào chúng ta còn sống?".

Không ai có thể biết chính xác câu trả lời của dòng chữ đó như thế nào, không có dấu hiệu của sự sống, không có dấu hiệu của con người. Cảnh sát địa phương cho rằng động vật hoang dã thường tìm đến xác chết trước khi được họ hay dân địa phương phát hiện ra. 

song of the open road

Thông thường, các thi thể thường được phát hiện trong các đợt truy quét hàng tháng do cảnh sát và lính cứu hỏa địa phương tình nguyện phối hợp. Họ thường sử dụng những cuộn băng nhựa có mã màu, quấn quanh các thân cây, để đánh dấu vị trí có xác chết hoặc có đồ đạc để lại, hay đơn giản chỉ là làm dấu cho khỏi bị lạc trong mê cung rừng rậm này.

Hồ sơ của cảnh sát cho thấy có 247 người đã cố gắng tự sát trong rừng vào năm 2010, 54 người trong số họ đã "thành công". Các quan chức địa phương và người dân tin rằng con số đó có thể nhiều hơn.

Masamichi Watanabe, Giám đốc Sở Cứu hỏa Fujigoko ở khu vực này cho biết: “Có những người đến đây để kết thúc cuộc sống của họ ở Aokigahara Jukai nhưng không chắc chắn về địa điểm khu rừng. Hàng năm, các sĩ quan của ông cứu sống khoảng 100 người tự vẫn tại các khu rừng lân cận, trong những trạng thái bất tỉnh khác nhau, bao gồm cả số lượng ngày càng tăng những người cố gắng tự tử bằng cách hít khí độc trong ô tô, từ ống xả hoặc lò đốt than mà họ mang theo. Watanabe nói thêm: “Điều chắc chắn là con số người tự kết liễu đời mình sẽ tiếp tục tăng mỗi năm".

Vào tháng Giêng, một báo cáo của Cơ quan Cảnh sát Quốc gia (NPA) chỉ ra rằng 31.690 người đã tự tử trong năm 2010, năm thứ 13 liên tiếp. Trên thực tế, theo số liệu của Tổ chức Y tế Thế giới, tỷ lệ tự tử ở Nhật Bản là 25,8 trên 100.000 người - cao nhất trong các quốc gia phát triển và hơn gấp đôi so với Hoa Kỳ.

masamichi watanabe

Các chuyên gia nhanh chóng chỉ ra tác động của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, đặc biệt, kể từ khi nền kinh tế lớn thứ ba thế giới bị suy giảm nghiêm trọng nhất trong hơn 30 năm, vào năm 2009. Người ta cũng tin rằng năm 2012 chứng kiến ​​sự gia tăng số vụ tự tử do trận động đất mạnh 9 độ Richter và sóng thần tấn công khu vực Tohoku, đông bắc Nhật Bản vào ngày 11 tháng 3. “Nó có khả năng gây ảnh hưởng rất lớn”, Yoshinori Cho - giám đốc khoa tâm thần học tại Đại học Teikyo ở Kawasaki, tỉnh Kanagawa, và là tác giả cuốn sách “Hito wa naze Jisatsu Suru no ka” (Tại sao mọi người lại phạm tội tự sát?) chia sẻ.

Đã có một số vụ tự tử đến từ người nhà của các nạn nhân trong thảm họa. Những ảnh hưởng lâu dài của cuộc sống trong các nơi trú ẩn sơ tán cũng có thể dẫn đến trầm cảm và do đó, trực tiếp hoặc gián tiếp, dẫn đến nhiều vụ tự tử hơn nữa.

“Đó không chỉ là trầm cảm thông thường mà còn là trầm cảm lâm sàng do căng thẳng gây ra bởi thực tế hoàn cảnh của họ. "Trầm cảm là một yếu tố nguy cơ rất lớn khi nói đến tự tử" - ông Cho nói thêm.

Theo báo cáo của NPA, một nguyên nhân chính gây ra tự tử trong năm 2010 là trầm cảm và khoảng 57% trong số những nạn nhân tự tử đã thất nghiệp trước khi chết. Trong số đó, nam giới ở độ tuổi 50 chiếm nhiều nhất, dù nam giới ở độ tuổi 30 và 40 là nhóm nhân khẩu học cho thấy mức tăng vẫn lớn nhất trong vài năm qua.

Yukio Saito, giám đốc điều hành của Inochi no Denwa (Lifeline), một dịch vụ tư vấn qua điện thoại tình nguyện, vào năm ngoái, đã cho biết: “Thế hệ này gặp rất nhiều khó khăn trong việc tìm kiếm việc làm ổn định. Vì thế họ phải làm những công việc tạm thời với nỗi lo lắng khôn nguôi. Mỗi năm, chúng tôi nhận được gần 70.000 cuộc gọi từ những người có ý định tự tử".

Saito nói: “Những người gọi điện thường xuyên viện dẫn các vấn đề về sức khỏe tâm thần và gia đình để suy nghĩ về việc tự tử. Nhưng đằng sau đó là những vấn đề khác, chẳng hạn như vấn đề tài chính hoặc mất việc”.

Dù những lo lắng về tài chính chắc chắn là động lực chính dẫn đến tình trạng tự tử thời hiện đại, nhưng các yếu tố văn hóa và lịch sử độc đáo khác dường như cũng đóng một vai trò nào đó.

trầm cảm là một yếu tố nguy cơ rất lớn khi nói đến tự tử

Ở một số quốc gia, tự tử là bất hợp pháp hoặc ít nhất là không được chấp nhận vì lý do tôn giáo hoặc đạo đức khác, nhưng ở Nhật Bản không có sự kỳ thị như vậy.

 “Trong suốt lịch sử Nhật Bản, tự tử chưa bao giờ bị cấm vì lý do tôn giáo hoặc đạo đức. Ngoài hai giai đoạn cụ thể trong thời Minh Trị (1868-1912), tự sát chưa bao giờ bị tuyên bố là bất hợp pháp. Tự tử là điều khá dễ chấp nhận trong xã hội Nhật Bản, một điều đáng trân trọng, thậm chí còn được tôn vinh” - Saito của Lifeline nói.

Truyền thống tự sát trong danh dự có từ nhiều thế kỷ, trước thời kỳ phong kiến ​​của Nhật Bản, khi các chiến binh Samurai sẽ thực hiện seppuku (nghi lễ mổ bụng) như một cách để duy trì danh dự của họ thay vì rơi vào tay kẻ thù.

Trên thực tế, xu hướng tự sát trong rừng lên đến đỉnh điểm vào năm 2004, khi số liệu của cảnh sát tỉnh Yamanashi cho thấy 108 người đã tự vẫn ở đó.Trong những năm gần đây, chính quyền địa phương đã thực hiện các biện pháp để cố gắng giảm nạn tự vẫn, bao gồm đặt camera an ninh tại các lối vào chính của khu rừng và thực hiện các cuộc tuần tra suốt ngày đêm.

Ở lối vào cũng có những tấm biển ghi: “Hãy suy nghĩ kỹ về con cái, gia đình của bạn”. Phía dưới là số điện thoại của một nhóm tình nguyện do các luật sư chuyên tư vấn về nợ đứng đầu. Vì nợ nần là nguyên nhân gây tự sát phổ biến.

Các tấm biển được dựng lên bởi Toyoki Yoshida, 38 tuổi, người đã tự tử vì nợ nần. Ông đổ lỗi cho hệ thống cho vay tiền của Nhật Bản.

Yoshida nói: “Các ngân hàng lớn sẽ cung cấp các khoản vay cho những kẻ cho vay nặng lãi với lãi suất 2%, và sau đó họ sẽ cho những người như tôi vay với mức 29,2%. Nhưng bất chấp cải cách, vẫn rất khó để bù đắp các khoản nợ ở đất nước này".

Xem thêm: Phân tích lý do tự tử - "quốc nạn" của Nhật Bản

hãy suy nghĩ kỹ về con cái gia đình của bạn

Những chủ cửa hàng quanh khu rừng cũng đóng vai trò lớn trong nỗ lực ngăn chặn nạn tự vẫn. Hideo Watanabe, 64 tuổi, người có quán cà phê ven hồ đối diện với lối vào rừng, chia sẻ rằng ông đã cứu khoảng 160 người trong 30 năm qua.

“Hầu hết những người đến khu vực này để giải trí đều đi theo nhóm. Vì vậy, nếu tôi nhìn thấy ai đó một mình, tôi sẽ đến và nói chuyện với họ. Sau một vài câu hỏi cơ bản, thường không quá khó để biết những người nào đến đây với ý định tự sát " - ông nói.

Watanabe kể rằng ông từng cứu một cô gái đến đây để tự vẫn. “Cô ấy đã cố gắng treo cổ tự tử và không thành công. Cô ấy bị một phần dây quấn quanh cổ và tròng mắt cô ấy gần rớt ra khỏi hốc mắt. Tôi đưa cô ấy vào trong nhà, pha trà cho cô ấy và gọi xe cấp cứu ” - Watanabe cho biết.

Showzen Yamashita, một linh mục thực hiện các nghi lễ Phật giáo trong rừng để cầu nguyện cho hàng ngàn người đã chết ở đó trong những năm qua, nói thêm rằng: việc thiếu các mạng lưới hỗ trợ ở Nhật Bản là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng ngày càng gia tăng tỷ lệ tự sát.

“Họ không có ai để nói chuyện, không có ai để chia sẻ nỗi đau, nỗi khổ tâm. Vì vậy, họ nghĩ: "Nếu tôi lấy đi mạng sống của mình, tôi có thể thoát khỏi sự khốn khổ. Chúng tôi tiến hành những nghi thức này để suy nghĩ về cách chúng tôi có thể giúp tạo ra một thế giới không còn đau khổ như vậy ” - Yamashita nói.

nghi lễ Phật giáo trong rừng

Xem thêmLan Uyên: Một mình khám phá khu rừng tự sát ở Nhật Bản

kilala.vn

padding

Robert Gilhooly là một nhiếp ảnh gia và nhà văn người Anh từng đoạt giải thưởng. Ông rất giỏi tiếng Nhật và hiện đang sống tại Nhật Bản. Tác phẩm của Robert Gilhooly đã xuất hiện trên các ấn phẩm trên toàn cầu, bao gồm Newsweek, Time, New York Times, International Herald Tribune, The Times, The Guardian, New Scientist và the Australian. Ông từng là phóng viên  của Japan Times. 

Vào tháng 3 năm 2017, Robert Gilhooly ra mắt cuốn sách đầu tay về thảm họa hạt nhân Fukushima năm 2011, "Yoshida's Dilemma".

padding
padding
padding
padding
padding
KILALA vol.45

Chỉ từ 220.000 VND, bạn sẽ nhận được 4 số Kilala giao tận nhà và một trong những phần quà hấp dẫn.

KILALA vol.44

KILALA vol.44

KILALA vol.43

KILALA vol.43

KILALA vol.42

KILALA vol.42

KILALA vol.41

KILALA vol.41

KILALA vol.40

KILALA vol.40

KILALA vol.39

KILALA vol.39

KILALA vol.38

KILALA vol.38

KILALA vol.37

KILALA vol.37

KILALA vol.36

KILALA vol.36

KILALA vol.35

KILALA vol.35

Đăng ký bản tin

Đăng ký bản tin của KILALA để cập nhật những thông tin Nhật Bản mới nhất

go Top