Kilala.vn đã có diện mạo mới    Trải nghiệm ngay

Namazu: Cá trê khổng lồ gây ra động đất tại Nhật Bản

Văn hóa Nhật Bản    • Sep 14, 2021

Bài: Natsume

Thủy quái Namazu còn được cho là có liên hệ với chùa Cầu tại Hội An.

Trong thần thoại của Nhật Bản, "Namazu - 鯰" hay "Onamazu - 大鯰" là một Yokai (yêu quái) được miêu tả là loài cá da trơn khổng lồ, nguyên nhân tạo ra động đất. Sinh vật này được cho là sống dưới nước, khi bơi qua các vùng biển và sông, đuôi của nó nếu cử động ở đâu sẽ gây ra động đất tại nơi đó. Đây là một truyền thuyết mà người xưa dùng để lý giải việc động đất thường xuyên xảy ra tại Nhật Bản.

namazu
Cá trê khổng lồ Namazu. Ảnh: historyofgeology.fieldofscience

Thủy quái gây nên động đất

Để kìm hãm mối nguy hại mà Namazu gây ra, Takemikazuchi (建御雷/武甕槌) hay còn gọi là Kashima-no-kami – vị thần sấm sét và thần kiếm của Nhật Bản, đã dùng viên đá đặc biệt có tên gọi “Kaname-ishi – 要石” (Yếu Thạch) để đè lên đầu Namazu. Việc làm này giúp hạn chế chuyển động của cá trê khổng lồ, từ đó hạn chế tần suất hay ít nhất là cường độ của động đất. Nhiều người cho rằng, có thể nhìn thấy phần đỉnh của khối đá khổng lồ này nhô lên khoảng 15cm tại đền Kashima thờ vị thần này ở Hitachi, phía đông bắc Tokyo. Chính vì thế, có một câu nói nổi tiếng là: “Khi trái đất chuyển động mạnh, đừng sợ hãi, vì đã có Kashima nắm giữ Kaname-ishi”.
namazu
Takemikazuchi và hòn đá Kaname-ishi giúp hạn chế sự hoạt động của Namazu. Ảnh: historyofgeology.fieldofscience

Không có gì là tuyệt đối, đôi khi Namazu cũng thoát khỏi sự giam cầm của Takemikazuchi khi ông tham dự cuộc gặp gỡ của các vị thần ở đền Izumo Taisha. Đó là thời điểm Namazu chuyển động mạnh hơn bình thường và tạo ra những trận động đất lớn. Về sau, những người canh giữ đền Kashima đã nảy ra ý tưởng tạo nên nhiều hòn đá Kaname-ishi ở khắp đền thờ để hạn chế động đất ở mức thấp nhất.

Một truyền thuyết kể lại rằng, lãnh chúa Tokugawa Mitsukuni (1628 - 1701) có lẽ vì hoài nghi câu chuyện này nên đã cố gắng khai quật đá Kaname-ishi và xem nó sâu đến mức nào, nhưng ông đã bỏ cuộc sau bảy ngày đào vì không tìm thấy đầu kia của hòn đá.

namazu

Tuy nhiên, không phải lúc nào những “cú” vẫy đuôi của Namazu cũng sẽ mang lại điều tệ hại, nhất là với người nghèo. Với những người thấp cổ bé họng trong xã hội xưa, việc động đất nhẹ xảy ra cũng là cơ hội cho một sự thay đổi. Quan niệm này dần trở nên phổ biến sau một loạt các trận động đất trong Thời kỳ Edo (1603 - 1868), khi động đất xảy ra, của cải bị phân tán giữa đống đổ nát và người nghèo sẽ có cơ may thừa hưởng tài sản của người giàu trong lúc hỗn loạn ấy. Đôi khi việc đổi đời là một sự may mắn và đối với những người không có gì trong tay thì thà họ đánh cược với may mắn đó còn hơn là sống mãi trong cảnh đói nghèo.

[subscribe]

Takemikazuchi và Namazu là những chủ đề phổ biến trong các bức tranh Nhật Bản, đặc biệt là tranh khắc gỗ ukiyo-e. Trong thời kỳ Edo, những lá bùa hộ mệnh có hình của Namazu cũng được người dân treo trong nhà để ngăn chặn động đất nghiêm trọng xảy ra và kêu gọi sự giúp đỡ của Takemikazuchi. Những hình ảnh về Namazu vẫn còn tồn tại cho đến ngày nay, ví dụ như trên các thiết bị cảnh báo kỹ thuật số do Cơ quan Khí tượng Nhật Bản sản xuất.

namazu

/banner

Mối liên hệ với Hội An

Hội An khi xưa là một thương cảng sầm uất với hoạt động giao thương của người Việt, người Nhật và người Hoa. Rất trùng hợp vào lúc ấy, cả ba quốc gia đều có chung một truyền thuyết về con vật gây ra động đất. Họ cho rằng ngoài đại dương có một con thủy quái, người Việt gọi là Con Cù, người Hoa gọi là Câu Long và đó chính là Namazu tại Nhật. Đầu của nó ở Nhật Bản, đuôi ở Ấn Độ và lưng thì vắt qua khe ở Hội An, nơi là chùa Cầu bây giờ.
Để mọi người được bình yên làm ăn buôn bán, với kinh nghiệm của mình, người Nhật khi sang định cư tại Hội An đã tìm thầy phong thủy giỏi để xem thế đất, xây dựng một chiếc cầu tại đây mang hình dáng như thanh kiếm đâm xuống ngay sống lưng Namazu, khiến nó không thể quẫy đuôi gây ra động đất nữa.
namazu
Chùa Cầu là biểu tượng của Hội An. Ảnh: wikipedia

Chùa Cầu cũng là nơi phân chia khu vực hoạt động của người Hoa và người Nhật. Từ chùa Cầu trở lên là khu phố Nhật (bây giờ là khu vực đường Nguyễn Thị Minh Khai), từ Chùa Cầu trở xuống là khu phố của người Hoa (bây giờ là khu vực đường Trần Phú). Đến năm 1633, Mạc phủ ra lệnh đóng cửa Nhật Bản, không giao thương với người ngoài, điều đó buộc những người Nhật kiều phải hồi hương. Phố Nhật ở Hội An bắt đầu suy tàn và chùa Cầu được người Việt ở Hội An quản lý.

kilala.vn

padding
padding
padding
padding
padding
padding
KILALA vol.45

Chỉ từ 220.000 VND, bạn sẽ nhận được 4 số Kilala giao tận nhà và một trong những phần quà hấp dẫn.

KILALA vol.44

KILALA vol.44

KILALA vol.43

KILALA vol.43

KILALA vol.42

KILALA vol.42

KILALA vol.41

KILALA vol.41

KILALA vol.40

KILALA vol.40

KILALA vol.39

KILALA vol.39

KILALA vol.38

KILALA vol.38

KILALA vol.37

KILALA vol.37

KILALA vol.36

KILALA vol.36

KILALA vol.35

KILALA vol.35

Đăng ký bản tin

Đăng ký bản tin của KILALA để cập nhật những thông tin Nhật Bản mới nhất

go Top