Maruni: Cái nhìn bao dung của xã hội Nhật cho người ly hôn?
Văn hóa Nhật Bản
Bài: Natsume
Đối với nhiều quốc gia châu Á, đặc biệt là các nước theo Nho giáo, việc ly hôn khá khắt khe và chịu sự soi mói của dư luận. Nhật Bản cũng từng như vậy, tuy nhiên, sự thay đổi của thực trạng xã hội phần nào mang đến cái nhìn bao dung hơn cho người ly hôn.
Ly hôn là không tốt?
Trong tiếng Nhật, từ dùng để chỉ việc ly hôn là "Rikonsuru - 離婚する", người đã ly hôn là "Rikon shiteiru hito - 離婚している人". Tuy nhiên, người Nhật có một từ khác thay thế đó là "Batsuichi - バツイチ", xuất phát từ dấu “X” (Batsu). Vậy mối liên hệ giữa hai từ này là gì?
Cái nhìn tiêu cực với việc ly hôn bắt nguồn từ "Koseki - 戸籍", tức hệ thống đăng ký gia đình. Vào thời các biên bản đăng ký còn được viết tay, khi kết hôn, một người sẽ đổi sang họ của đối phương và nhập vào gia đình vợ hoặc chồng. Tên của người này sẽ được viết trong sổ hộ tịch gia đình của người kia. Tuy nhiên, nếu cuộc hôn nhân kết thúc, bên cạnh tên của họ sẽ được đánh dấu “X” lớn. Li hôn một lần thì bạn sẽ được gọi là Batsuichi, ly hôn hai lần sẽ là Batsuni.
Tại Nhật, dấu X tượng trưng cho sự từ chối, bạn sẽ thấy mọi người thường bắt chéo tay để thể hiện rằng mình không muốn làm hoặc không thể thực hiện. Biểu tượng này cũng thường được giáo viên sử dụng để đánh dấu lỗi sai trong bài kiểm tra của học sinh. Tuy nhiên, thuật ngữ Batsuichi chỉ được lan rộng khi diễn viên hài Sanma Akashiya tổ chức họp báo công bố tin ly hôn với nữ diễn viên Shinobu Otake vào năm 1990. Khi đó, ông xuất hiện với chữ X vẽ trên trán để thể hiện sự tự ti của bản thân mình. Từ đó trở đi, Batsu = không tốt sẽ thể hiện rằng ly hôn = không tốt đối với người Nhật. Chính quan niệm này đã trói buộc nhiều người vào cuộc hôn nhân mệt mỏi không lối thoát.
Những thay đổi tích cực từ xã hội
Dựa trên những kết quả tích cực ấy, công ty đã đề xuất loại bỏ từ Batsuichi, thay thế bằng từ "Maruni - マルニ". Trong tiếng Nhật, hình tròn là "Maru - 丸" và "ni - 二" là số 2. Zexy đã công bố từ này vào năm 2014 nhằm khuyến khích mọi người dũng cảm trong việc từ bỏ để tìm kiếm cơ hội hạnh phúc mới cho riêng mình, thay vì dành cả quãng đời cho một cuộc hôn nhân không lối thoát.
Xem thêm: Ranh giới giữa "Người bạn thứ hai" và ngoại tình tại Nhật
kilala.vn