10 cụm từ thịnh hành nhất Nhật Bản
Văn hóa Nhật Bản
Bài: Aki Kanou
Nguồn tham khảo: soranews24
10. #KuToo
Vào khoảng giữa năm nay, trên Twitter Nhật bùng lên chiến dịch chống lại luật bắt buộc mang giày cao gót tại nơi làm việc của phụ nữ Nhật Bản với hashtag #KuToo. Hashtag này đồng âm với “kutsu” tức là giày trong tiếng Nhật. Đồng thời “kutoo” cũng gần âm với “kutsuu” tức là một cách đau đớn. Vào khoảng giữa năm, “kutoo” đã thống trị chủ đề thảo luận tại Nhật Bản về phân biệt đối xử giới tính tại nơi làm việc. Với những yêu cầu khắt khe được đặt ra về cách phụ nữ ăn mặc đi làm, khẩu hiệu này nhắm đến đôi giày cao gót gây đau chân lại là một phần bắt buộc của nhiều phụ nữ Nhật Bản tại nơi làm việc.
9. Tapiru (đi uống trà sữa trân châu)
Trà sữa trân châu chưa bao giờ là hết hot, dù ở bất kỳ đâu kể cả Nhật Bản. Sự quyến rũ của trà sữa dường như đã tạo nên một cơn sốt tại Nhật. Vị trà sữa ngọt ngào với những viên trân châu dai dai hấp dẫn. Xuất phát từ nguyên bản “tapioca” tức là trân châu, người Nhật đã “phát cuồng” vì trà sữa đến mức người ta tạo ra hẳn từ “tapiru” tức là động từ mang ý nghĩa “đi uống trà sữa trân châu”.
8. Nikunikushii (nhiều thịt)
Trong tiếng Nhật, "niku" có nghĩa là "thịt". Ẩm thực chưa bao giờ là hết hot khi không chỉ trà sữa trân châu mà các món thịt vẫn luôn làm mưa làm gió trên mạng xã hội. Không có gì ngạc nhiên khi nhiều cụm từ mới bắt đầu xuất hiện dùng để chỉ bánh mì kẹp thịt, pizza và thậm chí ramen. Tất nhiên, như bao từ có liên quan đến thịt khác, trong một số trường hợp từ này dành cho những người có hình thể cơ bắp lực lưỡng. Ngoài ra, không cần biết trong thực đơn là loại thịt gì, miễn là nó nhiều và ngon thì đều là "nikunikushii"!
7. Paprika
Ngoài đồ ăn thức uống thì âm nhạc cũng là một trong những lĩnh vực chưa bao giờ kém đề tài thảo luận. “Paprika” - bài hát do ca sĩ kiêm nhạc sĩ nổi tiếng Yonezu Kenshi sáng tác cho một nhóm trẻ em thuộc dự án NHK nhằm thúc đẩy tinh thần cho Thế vận hội 2020. Có lẽ vì đó mà cụm tự này thực sự đang thống trị các diễn đàn trực tuyến. Và đặc biệt hơn, anh đã phát hành lại bài hát trong năm nay với giọng hát của chính mình, mang theo một chút sầu muộn của người trưởng thành và chắc chắn Paprika sẽ còn được tiếp tục bàn tán trong thời gian tới.
6. Reiwa
Không mấy ngạc nhiên khi Reiwa được đề cử vào danh sách này. Năm 2019, Nhật hoàng Naruhito lên ngôi, niên hiệu mới của Nhật Bản đã trở thành đề tài nóng bỏng với vô số các cuộc thảo luận ngay khi thời đại được đặt tên. Reiwa - Lệnh Hòa, khác với những niên hiệu trước đây, đây là niên hiệu đầu tiên được tuyển trích từ văn học cổ điển Nhật Bản chứ không phải của Trung Quốc như các niên hiệu trong quá khứ.
5. Keigen Zeiritsu (Giảm thuế suất)
Ngày 1/10/2019, thuế suất tiêu dùng tại Nhật đã tăng từ 8% lên 10%. Tuy nhiên, thực phẩm và đồ uống không cồn vẫn tiếp tục chịu mức thuế 8% còn các mặt hàng sử dụng hằng ngày không phải thực phẩm sẽ chịu thuế 10%. Các mức thuế khác nhau phụ thuộc vào nơi mặt hàng thực phẩm được tiêu thụ. Chẳng hạn như một bữa ăn tại chỗ sẽ phải chịu thuế 10%, nhưng nếu mua mang đi sẽ chỉ chịu mức thuế 8%. Kèm theo đó là giá của một số dịch vụ như mua nước từ minibar của khách sạn sẽ chịu 8% thuế, nhưng dịch vụ phòng sẽ là 10%. Do đó cũng không quá bất ngờ khi cụm từ “giảm thuế suất” được nhiều người Nhật sử dụng!
4. Không tiền mặt
Phần lớn chi tiêu tại Nhật Bản đều dùng tiền mặt. Sau đó những nỗ lực trong việc khuyến khích người dân chi tiêu không dùng tiền mặt đã tạo ra một kết quả phức tạp. Thông báo tăng thuế năm 2019 đã khiến mọi người sẵn sàng làm những gì cần thiết để bù vào việc giá tăng nhẹ. Mặc dù đây không phải là tin tức tác động gì đến các quốc gia khác, nhưng đây được xem là một bước tiến lớn đối với Nhật Bản!
3. Yami Eigyo (Kinh doanh mờ ám)
Nó không có gì ngạc nhiên khi cụm từ đáng ngờ này xuất hiện trong bảng xếp hạng. Nguyên nhân xuất phát từ một vụ bê bối liên quan đến Yoshimoto Kogyo, một trong những tập đoàn hài kịch lớn nhất và nổi tiếng nhất trong nước. Một số diễn viên hài thuộc công ty bị phát hiện đã “chiêu đãi” một số nhân vật bất hảo để có thêm tiền, và kết quả là một số người nổi tiếng đã bị sa thải khỏi ngành.
2. Dragon Quest Walk
Trò chơi nhượng quyền Dragon Quest là một trong những trò chơi được yêu thích nhất của Nhật Bản. Mặc dù nó không gây được nhiều tiếng vang trên trường quốc tế, nhưng tại Nhật chúng ta thường thấy mọi người ở mọi lứa tuổi đều chơi Dragon Quest đường đi làm hoặc trong các buổi gặp gỡ giữa người chơi với nhau. Vì vậy cộng đồng mạng tại Nhật không thể ngừng nói về nó!
1. Inochi wo Mamoru Kodo wo
Cụm từ này quen thuộc với những ai đi đường trong thời gian những cơn bão tàn khốc đã tấn công Nhật Bản trong năm 2019. Đây được xem là cảnh báo nghiêm trọng nhất trong thang năm cảnh báo đưa ra để đánh giá mưa bão năm nay. Inochi wo Mamoru Kodo wo mang ý nghĩa chỉ đơn giản yêu cầu bạn làm bất cứ điều gì có thể để giữ mạng sống.
kilala.vn