Kilala.vn đã có diện mạo mới    Trải nghiệm ngay

Sách từ Nhật Bản, cuộc chinh phục âm thầm

Lifestyle    • Sep 7, 2017

Bài: Xuân Huy. Ảnh: Minh Châu

Không dừng lại với truyện tranh hay sách văn học, các thể loại sách khác từ Nhật Bản như sách công cụ học tiếng Nhật, sách giáo dục kỹ năng sống, sách kinh tế,.. đang được độc giả Việt đón nhận hào hứng. Bắt lấy “làn sóng” đó, các nhà làm sách trong nước đang đẩy mạnh việc tìm kiếm nguồn bản thảo đáp ứng. 

Sách tiếng Nhật chính thức tiếp cận thị trường Việt Nam 

Vào tháng 5/2016, Công ty Fahasa bắt đầu hợp tác với tập đoàn Kinokuniya – Nhật Bản khai trương gian hàng sách tiếng Nhật ở hai nhà sách Fahasa Nguyễn Huệ (Q.1) và Fahasa Tân Định (Q.3). Độc giả tiếng Nhật giờ đã có thể tiếp cận nguồn sách tiếng Nhật mới, cập nhật ngay tại Sài Gòn. Thông qua Kinokuniya, Fahasa đã triển lãm và bày bán hơn 2.000 tựa sách với hơn 12.000 bản sách tiếng Nhật từ các nhà xuất bản Nhật, gồm nhiều thể loại: sách học tiếng Nhật, sách thiếu nhi, sách văn hóa Nhật, sách văn học, thời trang, nấu ăn, thủ công, làm vườn, kiến trúc. Đặc biệt có rất nhiều truyện tranh Nhật dành cho thiếu nhi và tuổi teen. Sự xuất hiện của Kinokuniya quả thật đang thổi một làn gió mới mẻ vào thị trường sách Việt Nam.

khai trương gian hàng sách tiếng Nhật

Theo đại diện Fahasa, sự ra đời gian hàng sách tiếng Nhật là kết quả sau 2 năm chuẩn bị, đáp ứng nhu cầu đọc sách tiếng Nhật của đông đảo độc giả, đặc biệt là học sinh, sinh viên có nhu cầu học tiếng Nhật để tìm hiểu văn hóa, khoa học kỹ thuật, chuẩn bị cho việc du học tại Nhật Bản, đồng thời phục vụ cho đối tượng khách hàng là người Nhật sinh sống và làm việc tại TP. HCM. Fahasa cũng có kế hoạch mở gian hàng sách tiếng Nhật tại nhà sách Fahasa Hà Nội để phục vụ bạn đọc Hà Nội và các tỉnh phía Bắc, trong đó có sinh viên trường Đại học Việt Nhật mới được Chính phủ 2 nước thành lập tại tỉnh Hưng Yên.

gian hàng sách tiếng Nhật

gian hàng sách Nhật Anime

gian hàng sách Nhật Handy Craft

/banner

Sách dịch vượt qua rào cản tác quyền

Từ trước tới nay, số lượng dịch giả tiếng Nhật tại Việt Nam có thể nói là khá ít ỏi vì đây là một ngôn ngữ khó. Nhiều tác phẩm văn học Nhật nổi tiếng được chuyển thể sang tiếng Việt qua ngôn ngữ thứ hai như tiếng Anh, thay vì từ nguyên tác tiếng Nhật. Tuy nhiên, phong trào học tiếng Nhật và du học Nhật những năm gần đây đã đánh thức tiềm năng mới, đón chào sự xuất hiện của nhiều dịch giả có uy tín. Và quan trọng hơn hết là nhu cầu của độc giả trong nước tăng cao, tâm lý ngưỡng mộ, muốn tìm hiểu phong cách sống, cách giáo dục con cái, thái độ làm việc của người Nhật hiện khá phổ biến. Tất cả góp phần hình thành nên thị trường màu mỡ cho sách dịch từ tiếng Nhật. 

Cho đến khoảng 5 năm trước đây, việc tiếp cận với các NXB Nhật vẫn rất khó khăn, vì họ có những đòi hỏi nghiêm ngặt về mặt bản quyền cũng như chất lượng xuất bản phẩm. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển về mặt công nghệ, chất lượng in ấn của ngành xuất bản Việt Nam và cả sự cởi mở hơn với thị trường Việt Nam từ phía Nhật, trong 5 năm trở lại đây, số lượng các ấn phẩm mua bản quyền của Nhật được xuất bản tại Việt Nam ngày càng tăng. Ông Nguyễn Nhân Quảng, Giám đốc Công ty TNHH Văn hóa Nam Long, đơn vị vừa phát hành bộ sách Giáo dục kiểu Nhật, cho biết: “Không chỉ sách giáo dục Nhật Bản, các thể loại sách khác đều đang được các nhà làm sách Việt quan tâm. Thậm chí, hiện có nhiều đơn vị làm sách trong nước cùng khai thác những bản thảo Nhật nổi tiếng”. 

sách truyện Nhật Bản

Ông Nguyễn Xuân Minh (Trưởng phòng Khai thác bản quyền Công ty Nhã Nam) cho biết, thời gian gần đây, các NXB Nhật đã chủ động hơn trong việc bán bản quyền ra nước ngoài. Vì vậy, việc khai thác bản quyền đối với các NXB Việt Nam đã thuận lợi hơn nhiều. Nhiều đơn vị làm sách hiện đang lên kế hoạch mở rộng khai thác bản quyền từ Nhật Bản. Không dừng ở thế mạnh khai thác văn học dịch từ Nhật, Nhã Nam đang lên kế hoạch mở rộng thể loại sách ngoài văn học. Trong khi đó, Kim Đồng tiếp tục mở rộng các mảng sách non-comic của Nhật như sách tranh (ehon), sách văn học thiếu nhi, văn học tuổi teen, sách hướng dẫn kỹ năng cho trẻ...

Tháng 5 vừa qua, tại TP.HCM đã diễn ra Ngày hội tác quyền Việt - Nhật do Hiệp hội Xuất bản hai nước phối hợp tổ chức, thu hút sự tham gia của nhiều NXB lớn từ Nhật Bản. Ông Lê Hoàng, Phó chủ tịch Hội Xuất bản Việt Nam, Trưởng văn phòng phía Nam của Hội Xuất bản, đơn vị tổ chức Ngày hội tác quyền Việt - Nhật 2016 chia sẻ: “Đây là lần đầu tiên chúng tôi đặt vấn đề với một Hiệp hội Xuất bản ở nước ngoài, cụ thể là Nhật Bản, để tìm kiếm cơ hội. Có thể thấy nhu cầu tìm kiếm bản quyền từ Nhật của các đơn vị làm sách Việt Nam rất lớn vì sách Nhật khá phù hợp với tư tưởng Việt Nam, tương thích với mục tiêu làm sách của các NXB trong nước. Tại hội sách đầu tiên này, nhiều đơn vị làm sách trong nước đã đặt vấn đề với hàng trăm bản thảo từ Nhật."

Ông Hoàng cũng cho biết, cứ mỗi 6 tháng, phía Nhật sẽ cung cấp các tựa sách nổi bật. Mỗi năm một lần, hai bên sẽ bàn bạc tổ chức những ngày hội bản quyền kế tiếp tại Việt Nam. Những tín hiệu tích cực này cho thấy sách từ Nhật Bản vẫn đang tiếp tục hành trình chinh phục độc giả Việt Nam, dù khá lặng lẽ.


kilala.vn
padding

"Phí bản quyền vẫn khá cao"

Theo ông Lê Hoàng, Hội Xuất bản Việt Nam có nêu với phía Nhật Bản thông tin gần 80% NXB Việt Nam cho rằng phí bản quyền sách Nhật là khá cao. Thế nhưng đối tác Nhật cho rằng đó không phải chuyện lớn, họ sẵn sàng thương lượng để hạ giá xuống. Tuy nhiên, họ cần đối tác Việt đảm bảo tính minh bạch, trung thực (nhất là số lượng bản in) để đảm bảo quyền lợi đôi bên, và họ thấy được tôn trọng.

padding
padding
padding
padding
padding
KILALA vol.45

Chỉ từ 220.000 VND, bạn sẽ nhận được 4 số Kilala giao tận nhà và một trong những phần quà hấp dẫn.

KILALA vol.44

KILALA vol.44

KILALA vol.43

KILALA vol.43

KILALA vol.42

KILALA vol.42

KILALA vol.41

KILALA vol.41

KILALA vol.40

KILALA vol.40

KILALA vol.39

KILALA vol.39

KILALA vol.38

KILALA vol.38

KILALA vol.37

KILALA vol.37

KILALA vol.36

KILALA vol.36

KILALA vol.35

KILALA vol.35

Đăng ký bản tin

Đăng ký bản tin của KILALA để cập nhật những thông tin Nhật Bản mới nhất

go Top