Kilala.vn đã có diện mạo mới    Trải nghiệm ngay

Phụ nữ Nhật không được đeo kính khi đi làm?

Lifestyle    • Nov 15, 2019

Bài: Aki Kanou
Nguồn tham khảo: Soranews24, Japan Today

Cách đây không lâu trên mạng xã hội xuất hiện một video được đăng tải với nội dung một nhà hàng Nhật không cho phép các tiếp viên nữ đeo kính khi mặc kimono. Phía nhà hàng cho rằng kính mắt xuất xứ từ châu  u, không phù hợp khi kết hợp cùng kimono là trang phục truyền thống và cũng làm hỏng bầu không khí truyền thống tao nhã mà nhà hàng đang nhắm đến. Khi đoạn video này lan truyền, rất nhiều người cảm thấy tức giận trước nguyên nhân vô lý này.

Là điểm hà khắc hay chỉ là trùng hợp?

Gần đây, chương trình Trò chuyện buổi sáng của Đài truyền hình Nippon online đã phát một đoạn tin về việc “Ba ngành nghề mà phụ nữ không được đeo kính.” kèm với câu hỏi “bạn cảm thấy thế nào?”

Phụ nữ đeo kính
Ảnh: Fox News.

Ngoài công việc trong nhà hàng truyền thống thì 3 công việc tiếp theo không được đeo kính là:

1. Tiếp viên hàng không
2. Nhân viên kinh doanh mỹ phẩm
3. Lễ tân

Đối với ngành Tiếp viên hàng không, theo báo cáo, ngành này bị cấm đeo kính vì lý do an toàn. Trong tiền lệ đã xảy ra trường hợp một thành viên phi hành đoàn đang mò mẫm trên sàn máy bay tìm kiếm kính của cô bị rơi trong khi hành khách đang cố gắng sơ tán. Với công việc nhân viên bán mỹ phẩm, người ta cho rằng việc đeo kính sẽ khiến khách hàng tiềm năng khó nhìn thấy tác dụng làm đẹp của mỹ phẩm. Còn nhân viên lễ tân không được đeo kính vì khi đeo kính họ sẽ mang đến một ấn tượng lạnh lùng cho khách hàng.

Đối với những lý do dành cho điều cấm này, rất nhiều người đã cảm thấy rất bất bình. Đối với những ngành nghề đặc thù như tiếp viên hàng không, nhân viên bán mỹ phẩm mọi người có thể hiểu được lý do này nhưng còn hai ngành còn lại?

Câu hỏi đặt ra, cấm đeo kính trong những công việc trên là do đặc điểm của ngành đối với nhân viên hay là chỉ cấm mỗi phụ nữ khi thực hiện công việc này, còn nam giới thì không? Tuy nhiên, có một thực tế là: tại Nhật Bản tất cả bốn công việc được liệt kê trên: tiếp viên hàng không, nhân viên bán hàng mỹ phẩm, nhân viên lễ tân, nhân viên phục vụ tại nhà hàng ẩm thực cao cấp của Nhật Bản hầu hết là công việc phụ nữ. Vậy đây là điểm hà khắc hay chỉ là sự trùng hợp đáng tiếc? Dù thế nào thì điều này vẫn là một vấn đề khi trang phục trong công việc ảnh hưởng đến phụ nữ nhiều hơn nam giới ở Nhật Bản.

/banner

Phụ nữ Nhật Bản đấu tranh cho quyền đeo kính đi làm

Sau khi bản tin lên sóng, nhiều phụ nữ Nhật Bản đã thể hiện thái độ bằng cách lên Twitter để yêu cầu quyền được đeo kính khi làm việc. Họ phản đối các quy tắc này và xem chúng là những điều lệ cứng nhắc, xét nét ngoại hình của phụ nữ.

phụ nữ đeo kính
Ảnh: independent.co.uk.

Các hashtag "kính bị cấm" bắt đầu được dùng rộng rãi và có xu hướng “trending” trên twitter.

"Đây là những quy tắc lỗi thời", một người dùng Twitter đăng nội dung kèm hashtag. Một người khác gọi lý do này từ những nhà tuyển dụng là "ngu ngốc".

"Nếu các quy tắc chỉ cấm phụ nữ đeo kính, thì đây là sự phân biệt đối xử với phụ nữ", Kanae Doi, giám đốc Nhật Bản tại tổ chức toàn cầu Human Rights Watch, đã chia sẻ với Thomson Reuters Foundation.

Đáp lại những phản ứng này, một bộ trưởng Nhật Bản cho biết những quy định về trang phục là "cần thiết và phù hợp" cho những môi trường làm việc nhất định.

Vậy nhưng liệu lời đáp này có thỏa mãn được không?

kilala.vn

padding
padding
padding
padding
padding
padding
KILALA vol.45

Chỉ từ 220.000 VND, bạn sẽ nhận được 4 số Kilala giao tận nhà và một trong những phần quà hấp dẫn.

KILALA vol.44

KILALA vol.44

KILALA vol.43

KILALA vol.43

KILALA vol.42

KILALA vol.42

KILALA vol.41

KILALA vol.41

KILALA vol.40

KILALA vol.40

KILALA vol.39

KILALA vol.39

KILALA vol.38

KILALA vol.38

KILALA vol.37

KILALA vol.37

KILALA vol.36

KILALA vol.36

KILALA vol.35

KILALA vol.35

Đăng ký bản tin

Đăng ký bản tin của KILALA để cập nhật những thông tin Nhật Bản mới nhất

go Top