Kilala.vn đã có diện mạo mới    Trải nghiệm ngay

Nạn kỳ thị và bắt nạt ở Nhật trong mùa dịch Covid-19

Lifestyle    • Jan 29, 2021

Bài: .Ngưn.

Dịch Covid-19 ở Nhật Bản đã đem đến nỗi sợ hãi trong đời sống người dân. Kéo theo đó là vấn nạn bắt nạt, kỳ thị, phân biệt đối xử diễn ra với người bị nhiễm bệnh, gia đình của họ và cả những nhân viên y tế. Chính phủ đang nỗ lực kêu gọi và phát động phong trào nói KHÔNG với kỳ thị nhưng dường như chưa thật sự hiệu quả.

1. Quấy rối, chửi thề, cấm đi làm… Nạn phân biệt đối xử ngày càng phổ biến

Trang webronza của Asahi đưa tin, nhiều trường hợp phân biệt đối xử với người nhiễm bệnh đang ngày càng lan rộng ở cả những vùng ít bị nhiễm. Tại tỉnh Aomori, môt lá thư được đặt trước cửa nhà, nơi có người vừa từ Tokyo về thăm gia đình dịp lễ Obon, với nội dung trách móc và yêu cầu người đó sớm quay lại Tokyo. 

Ở tỉnh Iwate, nơi có số người nhiễm bệnh là 0 trong gần nửa năm, một vài nhà hàng đã dán bảng thông báo trước cửa là: “Từ chối phục vụ khách ở các tỉnh khác”. Ngoài ra, tại tỉnh Saga và Shizuoka, người ta ném đá vào nhà của những người bị nhiễm bệnh. Nạn quấy rối như viết bậy hoặc làm hỏng xe ô tô của các tỉnh khác đang xảy ra trên khắp nước.

nạn kỳ thị và bắt nạt ở Nhật
Những miếng dán “đánh dấu” người dân ở Iwate như một biện pháp phân biệt những chiếc xe ở tỉnh khác (tháng 6/2020). (Ảnh: Webronza Asahi)

Vì nhiễm bệnh mà có người bị hàng xóm và đồng nghiệp quấy rối, bị buộc phải nghỉ việc hoặc chuyển đi nơi khác. Các nhân viên y tế bị từ chối vào nhà hàng. Con của họ thì không được đi nhà trẻ. Một sinh viên của trường đại học, nơi phát hiện ca nhiễm bệnh, thì bị chỗ làm thêm cho nghỉ việc.

Còn rất nhiều trường hợp phân biệt đối xử khác với người nhiễm bệnh Covid-19 cùng nhân viên y tế. Đến một đứa trẻ cũng bị ảnh hưởng khi nói “Con không muốn ngồi gần đứa ở trường tiểu học bị Corona”.

/banner

2. Nguyên nhân dẫn đến nạn “phân biệt đối xử thời Corona” ở Nhật

Nếu tìm đọc một số tờ báo và truyền hình ở nước ngoài liên quan đến dịch Covid-19 thì sẽ thấy rất ít trường hợp những người nhiễm bệnh bị quấy rối, phân biệt đối xử bởi người xung quanh.

Vào cuối tháng 3/2020, các nhà tâm lý học ở trường Đại học như Osaka, Keio đã thực hiện một cuộc khảo sát trên website. Đối tượng là người dân ở bốn quốc gia: Nhật Bản, Hoa Kỳ, vương quốc Anh và Ý. Câu hỏi khảo sát là “Bạn có nghĩ việc bị nhiễm virus corona là do tự làm tự chịu không?”. Kết quả, Nhật Bản là nước có số người trả lời “Tôi nghĩ vậy” nhiều nhất. Điều này cho thấy xứ sở hoa anh đào thường không khoan dung với người bị nhiễm bệnh so với ba nước còn lại.

Nhật Bản nạn phân biệt bệnh nhân nhiễm COVID-19
(Ảnh: Webronza Asahi)

Nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng phân biệt đối xử này? Ông Tatsuya Tanami, giám đốc điều hành của Trung tâm Nâng cao Nhận thức và Giáo dục Nhân Quyền, và là cố vấn đặc biệt của Nippon Foundation, cho biết đó là do người dân Nhật Bản không có kiến thức chính xác về virus Corona.

Người ta thường sợ cái người ta không hiểu rõ. Khi đó, tâm lý họ trở nên lo lắng và sợ hãi quá mức, dẫn đến những hành động thái quá. Xét về bản chất, đó là hành vi tự bảo vệ bản thân. Nhưng nó đã trở thành vấn đề khi ảnh hưởng đến nhân quyền một cách nghiêm trọng.

Một nguyên nhân khác cũng được các chuyên gia đề cập đến. Đó là do nền văn hóa từ xa xưa của Nhật Bản coi trọng sự tinh khiết, sạch sẽ nên không chấp nhận những thứ bị ô uế. Chẳng hạn như những người làm nghề đồ tể và con cháu của họ thường bị xã hội xem thường và kỳ thị. Vào những năm 90, những người mắc bệnh hủi (bệnh phong) và gia đình của họ đã chịu sự cô lập của toàn xã hội dù cho đã chữa khỏi.

3. Vì một xã hội không ai bị bỏ lại phía sau

Việc phân biệt đối xử với người bị nhiễm bệnh và nhân viên y tế chẳng khác nào tự thắt cổ vào mình. Bởi điều này sẽ gây ra bóng ma tâm lý. Những người có dấu hiệu nhiễm bệnh sẽ không dám đi kiểm tra vì sợ bị những người xung quanh tấn công, quấy rối và kỳ thị. Như vậy càng làm cho công tác phòng chống dịch Covid-19 ở Nhật Bản trở nên khó khăn hơn.

Chính phủ Nhật Bản đã và đang nỗ lực ngăn chặn làn sóng phân biệt đối xử này. Bước đầu tiên chính là nâng cao nhận thức và cung cấp kiến thức chính xác cho mỗi người dân. Một chiến dịch mang tên 『STOP!コロナ差別 ―差別をなくし正しい理解を-キャンペーン』(Tạm dịch: “Hiểu đúng và nói KHÔNG với phân biệt đối xử người bị nhiễm bệnh Covid-19”), đã ra đời.

kỳ thị corona
Băng-rôn tuyên truyền của chiến dịch. Ảnh: Bộ Tư pháp Nhật Bản

Ở chiến dịch này, bạn sẽ thấy những thông điệp đến từ chuyên gia nhân quyền, diễn viên, vận động viên… kêu gọi xóa bỏ nạn phân biệt đối xử, thông qua Youtube và Instagram. Bạn có thể xem thêm tạiđây.

Ông Tanami cho rằng điều quan trọng ở đây là con người nên dành lòng trắc ẩn cho nhau. Đại dịch Covid-19 giống như một bài kiểm tra con người về cách họ đối mặt với hiểm họa như thế nào. “Chúng ta đều không thể sống cho bản thân và gia đình mình. Tôi hy vọng không chỉ người lớn mà cả trẻ em sẽ học được cách cảm thông và giúp đỡ những người bất hạnh hơn. Tôi muốn các em học được rằng ‘tuyệt đối không được phép phân biệt đối xử và bắt nạt’. Vì mục đích này mà mỗi người lớn chúng ta phải là tấm gương tốt” - ông chia sẻ.

kilala.vn

padding
padding
padding
padding
padding
padding
KILALA vol.45

Chỉ từ 220.000 VND, bạn sẽ nhận được 4 số Kilala giao tận nhà và một trong những phần quà hấp dẫn.

KILALA vol.44

KILALA vol.44

KILALA vol.43

KILALA vol.43

KILALA vol.42

KILALA vol.42

KILALA vol.41

KILALA vol.41

KILALA vol.40

KILALA vol.40

KILALA vol.39

KILALA vol.39

KILALA vol.38

KILALA vol.38

KILALA vol.37

KILALA vol.37

KILALA vol.36

KILALA vol.36

KILALA vol.35

KILALA vol.35

Đăng ký bản tin

Đăng ký bản tin của KILALA để cập nhật những thông tin Nhật Bản mới nhất

go Top