Kilala.vn đã có diện mạo mới    Trải nghiệm ngay

Một ngày tham quan Bảo tàng Mì ăn liền ở Osaka

Khám phá Nhật Bản    • Oct 28, 2021

Bài & Ảnh: Gấu Mèo
Ảnh bìa: The heyheyhey

Fan của mì ăn liền sẽ không thể bỏ lỡ Bảo tàng Cup Noodles Museum khi ghé thăm thành phố Ikeda, tỉnh Osaka!

Mì ăn liền – một trong những món ăn không thể thiếu trong đời sống hằng ngày, chắc hẳn không còn lạ gì với mỗi chúng ta nữa phải không nào? Thế nhưng, có bao giờ bạn tự hỏi quá trình hình thành và phát triển của mì ăn liền đã được diễn ra như thế nào, các công đoạn tự tạo ra ly mì chính hiệu có những bước ra sao? Để tìm ra câu trả lời cho điều đó, hãy cùng tớ làm một vòng trải nghiệm Bảo tàng Mì ăn liền độc đáo “Cup Noodles Museum” ở Ikeda, Osaka nhé!

bao-tang-mi-ly-6
Nhìn từ bên ngoài, Bảo tàng Mì ăn liền trông cực kì hoành tráng. Ảnh: Pixta

Sơ lược về Bảo tàng Cup Noodles Museum

Thành lập năm 1999, Bảo tàng Mì ăn liền Cup Noodles Museum là một trong những điểm đến thú vị mà bạn nhất-định-phải-ghé-thăm khi đến với thành phố Ikeda của tỉnh Osaka.

Nơi đây không chỉ trưng bày hơn 800 sản phẩm mì ly trên toàn thế giới, mà còn cung cấp cái nhìn khái quát nhất về hành trình từ khi ông Ando Momofuku phát minh ra gói mì ăn liền đầu tiên, cho đến triển vọng phát triển trong tương lai. Đặc biệt, điểm nhấn của Bảo tàng là bạn có thể tham gia vào một số hoạt động trải nghiệm vô cùng thú vị, như tự tạo ra cốc mì của riêng mình chẳng hạn.

bao-tang-cup-noodles (3)

Ando Momofuku, cha đẻ của món mì ăn liền.

Bật mí: Bạn cũng có thể ghé thăm người em song sinh của Cup Noodles Museum Osaka khi đến Yokohama đấy!

/banner

Làm gì ở Bảo tàng Mì ăn liền?

Tìm hiểu về quá trình phát triển của mì ly

Căn hầm mì ăn liền

Bước chân vào căn hầm mì ăn liền, bạn sẽ có cơ hội chứng kiến tất-tần-tật các sản phẩm mì ăn liền bắt đầu từ món mì gà Chicken Ramen của nhà sáng lập Ando Momofuku, với số lượng lên đến trên dưới 800 sản phẩm. Chứng kiến cách mà mì ăn liền đã “biến hình” thành nền văn hóa ẩm thực toàn cầu chỉ trong vòng nửa thế kỉ qua, chắc hẳn ai cũng không khỏi mắt chữ A mồm chữ O phải không nào? Dù vậy cũng nhớ đừng quên làm ngay một tấm sống ảo tại địa điểm cực “chất” này nha!

bao-tang-cup-noodles (7)
Căn hầm với đủ loại mì ăn liền “nhìn phát là thèm”.

Phòng nghiên cứu của Ando Momo fuku

Một vị trí đặc sắc không kém tại Bảo tàng Mì ly chính là mô hình tái hiện lại căn phòng nghiên cứu của Ando Momofuku, nơi ông đã cho ra đời món mì ăn liền đầu tiên trên thế giới – “Chicken Ramen”. Căn phòng nhỏ bé với những dụng cụ đơn sơ nhưng lại là nơi khai sinh của phát minh vĩ đại. Đây cũng chính là thông điệp mà bảo tàng muốn gửi gắm đến tất cả mọi người: “Chỉ cần bạn có ý tưởng, cùng với niềm đam mê và sự kiên trì để biến điều đó thành hiện thực, bạn sẽ có khả năng phát minh ra điều gì đó thay đổi thế giới.”

bao-tang-cup-noodles (8)
Căn phòng tưởng chừng đơn sơ nhưng lại là nơi bắt đầu của một phát minh có khả năng thay đổi cả thế giới.
bao-tang-cup-noodles (4)
Hình ảnh mặt cắt của một ly mì ăn liền thì ra trông như thế này đây!

Trải nghiệm tạo ra ly mì độc nhất vô nhị tại “Nhà máy mì ly của tôi” (My Cupnoodles Factory)

Bước 1: Mua ly

Để tham gia vào hành trình trải nghiệm tại My Cupnoodles Factory, bạn cần mua một chiếc ly mì cho riêng mình tại máy bán hàng tự động. Bạn cũng có thể mua vé ngay từ khi vào cổng với giá 400 yên. Nếu muốn đem ly mì tự thiết kế về làm quà cho người thân, bạn bè, đừng ngại mua nhiều nhé!

Bước 2: Sát khuẩn tay thật kĩ với cồn

Bước 3: Thỏa sức trang trí ly mì theo sở thích

Có rất nhiều dãy bàn được trang bị sẵn bút lông đủ màu để bạn có thể thỏa sức sáng tạo trong việc thiết kế ly mì của riêng mình. Cảm giác như được sống lại những ngày tháng tuổi thơ đi chơi tô tượng, làm tranh cát vậy!

bao-tang-cup-noodles (6)

Lưu ý: Nhớ đừng quên viết ngày sản xuất lên thành hộp để không quên nhé, bởi vì hạn sử dụng cho những ly mì này sẽ là một tháng ngay sau đó đấy.

Bước 4: Cho mì vào ly

Sau khi hoàn thành công đoạn thiết kế ly mì, chúng mình sẽ mang “thành phẩm” đến quầy chế biến để chứng kiến quá trình đóng gói và sản xuất. Ở công đoạn đầu tiên, nhân viên tại Bảo tàng sẽ nhận ly mì từ tay bạn và cho phần mì gói vào trong. Để không phải lo lắng về vấn đề vệ sinh thực phẩm bên trong, nhớ đảm bảo bạn luôn đóng nắp cẩn thận khi thiết kế bao bì ở bước thứ 3 nha.

Bước 5: Lựa chọn vị nước súp & topping

Phần hấp dẫn nhất cả công đoạn sản xuất và đóng gói ly mì chắc chắn là đây rồi. Đến với xưởng mì “Nhà máy mì ly của tôi”, bạn có thể lựa chọn một vị nước súp kết hợp cùng 4 loại topping trong số 12 nguyên liệu cho mình đấy! Bốn vị nước súp để lựa chọn bao gồm vị cơ bản, vị cà ri, vị hải sản và vị cà chua cay; trong khi menu topping lại cực kì phong phú với chả cá Hiyoko-chan, tôm, thịt bò, thịt heo, thanh cua, kim chi, phô mai, trứng,...

bao-tang-cup-noodles (1)

Bước 6: Dán nắp mì

Sau khi hoàn thành các công đoạn trên, ly mì sẽ được đóng nắp một cách cẩn thận để chuẩn bị đến tay chủ nhân đó. Thật hồi hộp quá phải không nào?

[subscribe]
Bước 7: Đóng lớp bọc ngoài

Thế nhưng đóng nắp vẫn chưa phải công đoạn cuối cùng. Để đảm bảo sản phẩm không bị tổn thương và an toàn nhất có thể, ly mì còn được bọc qua một lớp màng co mỏng nữa.

bao-tang-cup-noodles-

Bước 8: Cho vào túi và bơm không khí

Cuối cùng, chỉ cần cho ly mì vào túi đựng và bơm không khí là chúng ta đã có được ngay trên tay sản phẩm “made by me” rồi đó.

Đắm chìm trong thế giới quà lưu niệm

Tại điểm cuối của hành trình trải nghiệm một ngày tại Bảo tàng Mì ly, khách tham quan sẽ được dẫn vào khu vực trưng bày quà lưu niệm với rất nhiều vật phẩm đáng yêu nhìn vào chỉ muốn “rinh về nhà lập tức”. Tớ cũng đã tậu ngay về một set gà bông Hiyoko-chan (linh vật của Chicken Ramen) và mì ly để làm kỉ niệm vì không thể cưỡng lại được trước độ đáng yêu của chúng!

quay-luu-niem

Rất nhiều vật phẩm đáng yêu xoay quanh Hiyoko-chan và các nhân vật khác được trưng bày tại cửa hàng này. Ảnh: Cup Noodles Museum

Di chuyển đến Cup Noodles Museum

Đặt tại vị trí cách ga Ikeda 5 phút đi bộ từ cổng ra Masumi-cho Homen, phương tiện đơn giản nhất để ghé thăm Cup Noodles Museum chính là di chuyển bằng tàu điện. Nếu xuất phát từ ga Hankyu Osaka-Umeda, bạn sẽ mất khoảng 20 phút đi tàu tốc hành để đến được ga Ikeda theo tuyến Hakyu Takarazuka.

- Địa chỉ: 8-25 thị trấn Masumi, TP. Ikeda, tỉnh Osaka

- Thời gian mở cửa: 9:00 – 16:30 (vào cổng trước 15:30)

- Lịch nghỉ: Thứ 3 hàng tuần (trong trường hợp thứ 3 trùng ngày lễ sẽ nghỉ vào ngày hôm sau) và dịp Tết.

- Giá vé:

  • Vé vào cổng: Miễn phí.
  • Vé “Nhà máy mì ly của tôi” (My Cupnoodles Factory): 400 yên cho mỗi ly mì, không cần đặt trước.
  • Vé “Nhà máy mì gà” (Chicken Ramen Factory): 500 yên dành cho học sinh tiểu học, 800 yên dành cho người lớn.

- Ngôn ngữ: Tiếng Nhật. Có cung cấp bộ thuyết minh âm thanh bằng tiếng Anh hoặc tiếng Trung (liên hệ với quầy lễ tân).

- Số điện thoại: 072-752-3484

Dạo chơi xung quanh Cup Noodles Museum

Vì thời gian tham quan và trải nghiệm tại Bảo tàng Mì ly chỉ mất khoảng từ 2 – 3 tiếng cho đến nửa ngày, đừng quên dành cho mình thêm chút thời gian để khám phá khu vực Ikeda nhé. Sau đây là hai gợi ý dành cho các bạn:

Ghé thăm khu vực Satsukiyama

Khu vực Satsukiyama với vô số điểm tham quan thú vị như Công viên Satsukiyama, Sở thú Satsukiyama chắc chắn là lựa chọn hàng đầu để ghé thăm tại khu vực Ikeda sau Cup Noodles Museum. Tại đây, bạn có thể dạo chơi quanh Công viên Satsukiyama, đi bộ leo núi hay ngắm nghía các “bé” động vật siêu đáng yêu như gấu túi tại Sở thú gần đó. Nếu có dịp đến đây vào mùa xuân, đừng bỏ lỡ khung cảnh tuyệt vời của 35.000 gốc cây anh đào tại Satsukiyama Ryokuchi!

Satsukiyama

Những chú gấu túi mũi trần ở Sở thú Satsukiyama. Ảnh: osaka-info

- Thời gian mở cửa: 9:15 - 16:45

- Địa chỉ: 2-5-33 Ayaha, TP. Ikeda, tỉnh Osaka

- Số điện thoại: 072-751-3070

Thưởng thức mì Ippudo, Ikeda

Cách Cup Noodles Museum khoảng 3 phút đi bộ chính là Ippudo Ramen – sự lựa chọn hàng đầu cho các du khách muốn tìm chỗ ăn trưa sau vài giờ khám phá, cảm thấy thèm “xì xụp” một tô ramen nóng hổi. Chuỗi mì Hakata Ramen nổi tiếng với nước súp xương heo Tonkotsu béo ngậy màu trắng sữa chắc chắn đủ khả năng chinh phục bất cứ thực khách nào dù là khó tính nhất. Đặc biệt, nhớ thử ngay món mì Shiromaru hoặc Akamaru trứ danh khi đến với Ippudo bạn nhé! Vừa tham quan Bảo tàng Mì ăn liền ra đã làm ngay một bát mì ramen nóng hổi – chẳng còn gì tuyệt vời hơn phải không nào?

bao-tang-cup-noodles (2)

Nhà hàng Ippudo ở thành phố Ikeda

- Thời gian mở cửa: 11:00 – 21:30

- Địa chỉ: 2-10 thị trấn Masumi, TP. Ikeda, tỉnh Osaka

- Số điện thoại: +81 72-750-3129

Để khám phá thêm nhiều điều thú vị về vùng Kansai, đừng bỏ lỡ chương trình “Những nét đẹp vùng Kansai Nhật Bản” do VOVTV sản xuất, dưới sự cố vấn của đài truyền hình Kansai TV (Nhật Bản). Chương trình được phát sóng hằng ngày trên VOVTV, VTC1, VTC9 bắt đầu ngày 11/10 với độ dài 1 phút/tập, mang khán giả đến gần hơn với vùng đất này qua việc giới thiệu những nét tinh tuý của nơi đây.

kansai

Đặc biệt khi tham gia khảo sát “Những nét đẹp vùng Kansai Nhật Bản” từ ngày 11/10 – 19/11/2021, bạn cũng sẽ có cơ hội nhận những phần quà hấp dẫn:

- Giải nhất: Iphone 13 Promax 128GB

- Giải nhì: Ipad mini 64GB

- Giải ba: Apple Watch SE 

Thông tin chi tiết sẽ được cập nhật trên fanpage của chương trình: “Những Nét Đẹp Vùng Kansai Nhật Bản - The Exciting Kansai”

kilala.vn

padding
padding
padding
padding
padding
padding
KILALA vol.45

Chỉ từ 220.000 VND, bạn sẽ nhận được 4 số Kilala giao tận nhà và một trong những phần quà hấp dẫn.

KILALA vol.44

KILALA vol.44

KILALA vol.43

KILALA vol.43

KILALA vol.42

KILALA vol.42

KILALA vol.41

KILALA vol.41

KILALA vol.40

KILALA vol.40

KILALA vol.39

KILALA vol.39

KILALA vol.38

KILALA vol.38

KILALA vol.37

KILALA vol.37

KILALA vol.36

KILALA vol.36

KILALA vol.35

KILALA vol.35

Đăng ký bản tin

Đăng ký bản tin của KILALA để cập nhật những thông tin Nhật Bản mới nhất

go Top