Kilala.vn đã có diện mạo mới    Trải nghiệm ngay

Dạy con về tiền: độ tuổi nào là hợp lý?

Gia đình Nhật Bản    • Mar 27, 2021

Bài: Nguyễn Thị Thu

Ngày nay việc dạy những kiến thức về tiền bạc và kỹ năng về quản lí tài chính cũng quan trọng không kém việc dạy kiến thức cho trẻ. Trong quan niệm của nhiều cha mẹ thì việc để trẻ làm quen với tiền và hiểu biết về tiền bạc quá sớm là điều không tốt. Nhưng thực tế cuộc sống hiện đại cho thấy những ai có kỹ năng quản lí tài chính tốt sẽ có cuộc sống thịnh vượng và hạnh phúc hơn. 

Vợ chồng tôi cũng không được bố mẹ dạy những kỹ năng quản lí tiền bạc khi còn nhỏ, nhưng cuộc sống tự lập một mình khi du học bên Nhật đã giúp chúng tôi có những kỹ năng nhất định về quản lí tài chính của bản thân. Tôi thấy rằng nếu ngay từ độ tuổi từ mẫu giáo và tiểu học, cha mẹ nuôi dưỡng cho con sự nhạy bén về tiền bạc sẽ đem đến cơ hội thành công tốt hơn nữa cho con khi trưởng thành. 

Dạy con giá trị của tiền bạc

Cùng con phân biệt khái niệm về “đồ cần thiết” và “đồ theo nhu cầu cá nhân”

Hồi Bon 4-5 tuổi, mỗi lần đi siêu thị cùng mẹ Bon hay đòi hỏi được mua bánh kẹo cho riêng mình. Tôi không đồng ý thì con cãi lại rằng tại sao bố mẹ lại được dùng tiền mua đồ mình thích mà con thì không được. Tôi giải thích với Bon rằng chúng ta nên phân biệt những đồ mình mua có hai loại là “đồ cần thiết” và “đồ theo nhu cầu cá nhân”. 
“Đồ cần thiết” là nếu không có nó mình không thể sống được, ví dụ như mẹ mua thực phẩm, nhu yếu phẩm để sinh hoạt và ăn uống hàng ngày cho cả gia đình, trong đó có phần của con. “Đồ theo nhu cầu cá nhân” là theo sở thích của con lam con vui nhưng không có nó vẫn không sao. 

dạy con về tiền độ tuổi nào là hợp lý

Bố mẹ làm ra tiền nên bố mẹ có thể tự do sử dụng tiền mình kiếm được để chi tiêu, nhưng sẽ luôn cân nhắc xem đó là “đồ cần thiết” hay “đồ theo nhu cầu”. Để công bằng trong gia đình chúng ta đã thống nhất quy định con sẽ được mua bánh kẹo mà con thích vào ngày cuối tuần. Con sẽ quản lí để tự mình chi tiêu vào nhu cầu của bản thân. 
Mỗi gia đình sẽ có một tiêu chuẩn riêng trong việc xác định đâu là “đồ cần thiết” và “đồ theo nhu cầu cá nhân”. Việc phân chia rõ ràng như này sẽ giúp trẻ dễ dàng hình dung được tiền nên được sử dụng như nào cho hợp lí. Khi Bon đòi mua đồ tôi thường đưa ra những câu hỏi với con: 

  • Đồ này có cần thiết không hay chỉ là nhu cầu cá nhân con thích 
  • Bố mẹ sẽ không mua mọi thứ con đòi hỏi, chỉ mua vào ngày quy định 
  • Nếu con thực sự muốn mua hãy nói ra lí do thuyết phục 

Cho trẻ trải nghiệm kết nối với tiền bạc

Khi đi siêu thị bố mẹ hãy cho trẻ tập đọc giá tiền của các mặt hàng. Hãy cho trẻ cơ hội được tự mình trả tiền món đồ trẻ muốn mua. Cùng trẻ chơi đồ hàng và dùng tiền thật để trẻ nhận biết mệnh giá tiền. 

Ngày nay nhiều bố mẹ sẽ thanh toán bằng thẻ ngân hàng nên cơ hội để trẻ được nhìn thấy tiền mặt, và cảm nhận được việc trao đổi tiền với mặt hàng đó ngày càng ít đi, như thế sẽ khiến trẻ mất dần cơ hội để hiểu về giá trị của tiền. Nếu được thi thoảng khi đi cùng trẻ bố mẹ hãy thanh toán bằng tiền mặt thay vì bằng thẻ. 

cho trẻ trải nghiệm kết nối với tiền bạc

Nếu trẻ làm mất đồ hãy coi đó là cơ hội để dạy trẻ về giá trị của vật đó. Có lần Bon làm mất chiếc áo đồng phục thể thao ở trường tôi đã bảo với Bon rằng chiếc áo đó là 220 ngàn đồng, nếu đổi ra con sẽ mua được 2 chiếc ô tô Tomica đấy. 

Cha mẹ hãy trò chuyện với trẻ về tiền

Có nhiều bố mẹ khi thấy con đòi mua đồ thường hay nói dối là bố mẹ không có tiền. Nhưng cách làm đó không giải quyết được vấn đề. Hãy thẳng thắn trao đổi với trẻ rằng bố mẹ đi làm vất vả mới có được số tiền đó, nếu như số tiền mình chi tiêu không hợp lí thì cả gia đình sẽ không đủ tiền để mua những thứ cần thiết. Trẻ rất cần hiểu được vì sao bố mẹ lại có tiền, và tiền đó được dùng như thế nào.  

cha mẹ hãy trò chuyện với trẻ về tiền

Cho trẻ trải nghiệm rút tiền từ ví của mình làm từ thiện

Năm 2019 Bon đã có trải nghiệm thú vị đó là đập lợn tiết kiệm để lấy tiền ủng hộ cho Quỹ “Khăn Ấm Cho Em” để xây trường học cho những bạn nhỏ ở Hà Giang. Trải nghiệm đó đã để lại ấn tượng sâu sắc. Bon đã hiểu được cảm giác bị “mất tiền” sau khi bỏ ra hầu hết số tiền tiết kiệm để quyên góp. Nhưng đồng thời con cũng hiểu được rằng với số tiền đó mình có thể giúp đỡ cho những bạn nhỏ kém may mắn. 

/banner

Cho tiền tiêu vặt với học sinh tiểu học như thế nào cho đúng

Chuyên gia tư vấn tài chính gia đình Yokoyama Mitsuaki từng chia sẻ trong cuốn sách “Hãy dạy con bạn đầu tư tài chính từ 10 tuổi” rằng với học sinh lớp một và lớp hai chỉ nên thi thoảng cho tiền tiêu vặt bởi vì độ tuổi này trẻ chưa quản lí được tài chính. Từ lớp ba trở đi nếu bố mẹ có ý định cho con tiền tiêu vặt định kì hàng tháng thì nên cho trẻ một cuốn sổ ghi chép chi tiết thu chi tiền tiêu vặt. Độ tuổi này trẻ đã có được kỹ năng để học cách quản lí tiền bạc. Đây cũng là một cách rất hiệu quả để dạy trẻ sự nhạy bé về tiền bạc và quản lí tài chính. 

Ngoài ra, nếu trẻ làm được những việc vượt qua khả năng và nhiệm vụ của mình thì có thể thưởng tiền cho trẻ. Nhưng khi thưởng cha mẹ nên đưa ra những quy tắc để trẻ hiểu:

  • Phân công rõ ràng những nhiệm vụ trẻ phải làm trong gia đình để tránh tình trạng trả tiền thì trẻ mới làm
  • Hãy nói cảm ơn để bày tỏ sự trân trọng những việc trẻ đã giúp 
  • Số tiền thưởng không quá nhiều, chỉ nên từ 10 ngàn hay 20 ngàn đồng.

Dạy trẻ kỹ năng quản lí tiền bạc thông qua công thức 3S 

Khi lên 6 tuổi, Bon đã có ý thức về việc sở hữu số tiền mừng tuổi con được nhận trong dịp Tết. Bon đòi dùng tiền đó để mua đồ chơi. Nhưng hai vợ chồng tôi đã trao đổi với con và thống nhất là số tiền mừng tuổi khá lớn và con chưa tự quản lí được nên bố mẹ sẽ gửi vào ngân hàng và đến 8 tuổi con sẽ được quản lí sổ ngân hàng của mình. 

dạy trẻ kỹ năng quản lí tiền bạc thông qua công thức 3S

Ngoài ra, tôi học được một cách quản lí tiền bạc rất hay từ tác giả Fujimura Misato. Bà đã gợi ý cho cha mẹ hãy khuyến khích trẻ chia số tiền tiêu vặt của mình thành 3 mục: Sử dụng (Spend), Tiết kiệm (Save), và Chia sẻ (Share). “Sử dụng” là những thứ con muốn mua ngay. “Tiết kiệm” là để dùng cho tương lai. “Chia sẻ” là để dành tặng hay quyên góp cho một đoàn thể hay tổ chức từ thiện nào đó, hoặc mua tặng cho ai đó một món quà. Đây cũng là một gợi ý rất hay để dạy trẻ những kỹ năng quản lí tài chính và sử dụng tiền một cách thông minh, và khơi gợi tinh thần chia sẻ và thiện nguyện cho trẻ từ nhỏ.

kilala.vn

padding

Nguyễn Thị Thu (Aki Nguyễn)

tiến sĩ nguyễn thị thu

Tốt nghiệp tiến sĩ tại Đại học Tsukuba, Nhật Bản, là đồng sáng lập của Trường Mầm non Tsubaki và là dịch giả của nhiều đầu sách nuôi dạy con của Nhật như: “Chờ đến mẫu giáo thì đã muộn”, “Cha mẹ Nhật dạy con tự lập”, “Nuôi dạy con kiểu Nhật Bản, tập 2”, và rất nhiều Ehon Nhật như bộ “Chơi cùng Momo”, “Những em bé đáng yêu”, bộ “Voi Pao” …

padding
padding
padding
padding
padding
KILALA vol.45

Chỉ từ 220.000 VND, bạn sẽ nhận được 4 số Kilala giao tận nhà và một trong những phần quà hấp dẫn.

KILALA vol.44

KILALA vol.44

KILALA vol.43

KILALA vol.43

KILALA vol.42

KILALA vol.42

KILALA vol.41

KILALA vol.41

KILALA vol.40

KILALA vol.40

KILALA vol.39

KILALA vol.39

KILALA vol.38

KILALA vol.38

KILALA vol.37

KILALA vol.37

KILALA vol.36

KILALA vol.36

KILALA vol.35

KILALA vol.35

Đăng ký bản tin

Đăng ký bản tin của KILALA để cập nhật những thông tin Nhật Bản mới nhất

go Top