Hệ thống mầm non của Nhật
Hệ thống mầm non ở Nhật được chia ra làm 2 loại chính, gọi là “Hoikuen” (nhà trẻ) và “Yochien” (mẫu giáo). Thời gian gần đây còn xuất hiện mô hình kết hợp giữa Hoikuen với Yochien gọi là “Kodomo Ninteien”. Có thể ngầm hiểu, Hoikuen giống nơi giữ trẻ còn Yochien là nơi trẻ được học nhiều hơn, đặc biệt là với những trường Yochien tư thục đầu tư mạnh về giáo dục. Tuy nhiên, nếu xét về phương châm giáo dục cốt lõi thì không có sự khác nhau nhiều giữa hai hệ thống này.
Hoikuen
Yochien
Không phải cứ muốn là sẽ được đi nhà trẻ
Cuộc chiến để vào nhà trẻ công
Còn những gia đình tự thấy không đủ điều kiện xét duyệt hoặc có điều kiện kinh tế khá giả hơn sẽ liên hệ trực tiếp với những nhà trẻ tư thục mình thích mà không cần thông qua vòng gửi hồ sơ ở quận. Với những thành phố hay thị trấn tỉnh lẻ thì sự cạnh tranh vào nhà trẻ sẽ không cao như thế bởi tỉ lệ gia đình có cả ba và mẹ đi làm không cao, người phụ nữ chuyên tâm ở nhà chăm sóc gia đình và nuôi dạy con cái cho đến khi con được 3 tuổi thì mới gửi vào Yochien hay Hoikuen.
Bản thân tôi khi đang làm nghiên cứu sinh tiến sĩ vẫn phải lên trường hằng ngày nhưng con vẫn bị trượt vào trường công trong đợt xét tuyển vào lớp 1 - 2 tuổi. Nhiều mẹ phải chờ con lên 3 tuổi để gửi vào Yochien mới nghĩ đến việc đi tìm việc lại, đủ để thấy “cuộc chiến” xin cho con đi nhà trẻ ở những thành phố lớn ở Nhật khốc liệt thế nào!
Vì sao ở Nhật lại thiếu nhà trẻ?
Tỉ lệ sinh ở Nhật ngày càng giảm, vậy tại sao tình trạng thiếu nhà trẻ lại trở nên ngày một trầm trọng hơn? Những thảo luận về nguyên nhân và giải pháp cho tình trạng thiếu hụt nhà trẻ đã được tranh cãi từ nhiều năm nay trong các phiên họp Quốc hội Nhật Bản.
Chế độ bao cấp của nhà nước: Ít người nước ngoài biết rằng học phí ở những trường mầm non công của Nhật được thu tùy theo mức thu nhập của bố mẹ. Nếu bố mẹ có thu nhập càng cao thì con sẽ phải trả học phí càng cao, còn với những gia đình đông con thì học phí sẽ rất ưu đãi. Thậm chí đối với những gia đình nghèo, mức học phí gần như bằng không dù vẫn được đối xử đều như chúng bạn. Ở Nhật cũng không tách riêng tiền học phí và tiền ăn mà gộp chung mọi khoản. Để có thể thực thi chế độ rất nhân văn này, chính phủ phải chi trả một khoản hỗ trợ rất lớn cho các trường mầm non công. Vì thế bài toán kinh tế đặt ra với chính phủ của thủ tướng Shinzo Abe hiện nay chính là kinh phí để có thể mở thêm nhiều nhà trẻ.
Nền kinh tế đi xuống: đây chính là nhân tố khiến cho vấn đề thiếu nhà trẻ trở nên nóng bỏng như hiện nay. Lương của chồng không đủ chi trả cho cả gia đình nên phụ nữ cần phải gửi con để đi làm, khiến cho tỉ lệ trẻ cần gửi tăng cao.
Phụ nữ muốn được khẳng định mình hơn: khác với thế hệ bà và mẹ mình, những phụ nữ hiện đại có mong muốn vừa nuôi con vừa đi làm ngày càng gia tăng, đặc biệt tại những thành phố sôi động, dẫn đến lượng trẻ em cần được gửi vào nhà trẻ tăng lên nhanh chóng. Chưa kể tình trạng li hôn ngày càng phổ biến, kéo theo việc xuất hiện nhiều người mẹ đơn thân cũng góp phần gây nên tình trạng này.
Hậu quả của đô thị hóa: tình trạng thiếu thốn nhà trẻ trở nên nghiêm trọng hơn ở những địa phương có quá trình đô thị hóa mạnh mẽ bởi các cơ sở giáo dục như nhà trẻ chưa đáp ứng kịp số lượng của các tòa nhà cao tầng và nhà chung cư.
Thiếu giáo viên vì lương thấp: mặc dù đã được chính phủ khuyến khích tư nhân tham gia vào làm giáo dục mầm non, nhưng chính vì mức lương giáo viên mầm non rất thấp, chỉ bằng 70% so với mức thu nhập chung nên cũng không nhiều người muốn làm nghề này hoặc theo đuổi nghề lâu dài.
Nguyễn Thị Thu/ kilala.vn