Đền Izumo Taisha, Koinoki, Jishu, Tamatsukuri Inari,
Tokyo Daijingu hay cầu treo Yume no Tsuribashi là những địa
điểm được đông đảo người dân xứ Mặt trời mọc và du khách
quốc tế đến để cầu tình duyên như ý.
Đây được xem là ngôi đền lâu đời và linh thiêng nhất ở Nhật. Theo truyền thuyết, vào tháng
10 hàng năm, 8 triệu vị thần Shinto từ khắp nước Nhật sẽ hội tụ về đây. Chính vì vậy, trong
Âm Dương lịch (sử dụng trước năm 1872) của Nhật, tháng mười được gọi là “神無月 -
Kannazuki”
(tháng không thần), còn riêng ở Izumo là ”神在月 - Kamiarizuki” (tháng các vị thần
tề tựu).
Đền Izumo Taisha thờ thần Okuninushi (大国主神) - vị thần bảo trợ hôn nhân và tình
yêu. Nghi
thức cầu nguyện ở đây mang nét khác biệt: hai lần cúi, bốn lần vỗ tay (thay vì hai lần như
bình thường), cầu nguyện và kết thúc bằng một lần cúi đầu nữa. Sở dĩ vỗ tay bốn lần là vì
người Nhật quan niệm, hai lần vỗ đầu là cho bản thân, hai lần vỗ sau là cho người thương.
Sau đó bạn có thể ném đồng 5 yên lên vòng dây thừng bên trên. Nếu đồng tiền không rơi xuống,
điều ước của bạn sẽ trở thành hiện thực.
Ngôi đền này được xây dựng khi Sugawara no Michizane (845-903), một thi nhân nổi
tiếng
- đại thần triều Heian, phải rời Kyoto tới Kyushu và qua đời ở đây khi vẫn không
nguôi
nhớ về Thiên hoàng lẫn gia đình thân yêu. Đền Koinoki dựng lên như một cách làm
yên
lòng
linh hồn người quá cố, chính vì vậy nơi đây trở thành đền thờ thờ thần Tình yêu
duy
nhất
tại Nhật Bản.
Bước vào đền Koinoki, bạn sẽ choáng ngợp với các biểu tượng trái tim xuất hiện
khắp
nơi,
từ cổng Torii cho tới điện thờ chính hay trên tấm thẻ gỗ Ema… Sau khi cầu nguyện
tại
điện chính, bạn có thể quay trở ra cổng Torii nơi có bức tượng Koi musubi
(恋むすび) gồm một
cặp búp bê Hina bằng đá. Nếu bạn đã có người yêu và mong chuyện tình cảm tốt
đẹp,
hãy
xoa cả hai con, nếu muốn có bạn trai, hãy chỉ xoa con bên trái và xoa con bên
phải
nếu
muốn có bạn gái.
Đền Jishu nằm ngay trong khuôn viên của ngôi chùa nổi tiếng Kiyomizu ở Kyoto cũng là một địa điểm cầu duyên được nhiều du khách ghé thăm. Nổi tiếng nhất trong ngôi đền này là hai hòn đá cổ ngay trước cổng. Chúng có tên là “Koi Uranai no Ishi - 恋占いの石”, tức “đá bói tình duyên”. Tương truyền, bạn sẽ gặp được ý trung nhân của đời mình nếu có thể vừa nhắm mắt vừa đi từ tảng đá này đến tảng đá kia. Tại đây, bạn sẽ nghe những tiếng la hét “đi sang trái”, “sang phải” của những du khách xung quanh cố giúp những ai tham gia thử thách này. Ngôi đền còn bán rất nhiều bùa cầu duyên cho cả các đôi tình nhân lẫn người đang độc thân.
Dù thờ thần Inari (稲荷) - vị thần coi sóc lúa gạo và các loài cây lương
thực, nhà cửa, công - thương nghiệp và nghệ thuật, đền Tamatsukuri lại là địa điểm
để cầu
duyên. Theo suy đoán là bởi nơi đây thờ rất nhiều nữ thần trong đạo Shinto, hoặc
cũng có thể vì nhau thai của con trai Lãnh chúa Hideyoshi Toyotomi - Hideyori - được
thờ ở đây.
Một điểm đáng yêu ở ngôi đền này là tấm thẻ gỗ cầu nguyện Ema hình hai chú cáo tựa
đầu vào nhau tạo thành hình trái tim. Với những đôi tình nhân, người nam sẽ viết tên
mình lên chú cáo lớn, người nữ sẽ viết tên lên chú cáo nhỏ, bên dưới là ngày tháng
rồi treo lên như nguyện ước về một mối quan hệ bền vững. Còn với những ai đang cô
đơn, hãy viết tên mình lên chú cáo tương ứng với giới tính bản thân (lớn với nam,
nhỏ với nữ), tên người mình thầm thương lên chú cáo còn lại.
Tokyo Daijingu là một nhánh quan trọng của Thần cung Ise Jingu thuộc tỉnh Mie, được Thiên
Hoàng Minh Trị cho xây dựng vào năm 1880 để người dân có thể đến nhận phước lành mà không
cần di chuyển quá xa. Là ngôi đền đầu tiên tổ chức lễ cưới cho các cặp tình nhân vào năm
1900, Tokyo Daijingu nghiễm nhiên trở thành một địa điểm cầu duyên nổi tiếng của giới trẻ,
đặc biệt là các thiếu nữ Nhật Bản.
Tuy không sở hữu cảnh quan độc đáo hay những tấm thẻ Ema đặc sắc, những lá xăm tình duyên ở
đây được đồn là rất chính xác. Chúng được viết bằng cả tiếng Nhật lẫn tiếng Anh nên khách du
lịch nước ngoài cũng có thể dễ dàng hiểu được. Ngoài ra, bạn cũng có thể mua bùa cầu may có
in họa tiết hoa linh lan - loài hoa tượng trưng cho hạnh phúc - tại đây.
Tuy hai chữ “cầu duyên” thường gắn với hình ảnh đền chùa nhưng đó không phải lựa chọn duy nhất. Cây cầu Yume no Tsuribashi dài 90m bắc ngang hồ Oma Dam, tỉnh Shizuoka nổi tiếng với màu nước xanh ngắt đặc trưng và phong cách hữu tình khi mùa thu tới - mang trong mình một truyền thuyết về tình yêu: Nếu bạn đứng ở giữa cầu và nguyện ước, điều ước đó sẽ trở thành hiện thực. Cây cầu chỉ cho phép 10 người lên cùng lúc, khá rung lắc và phần lối đi cũng tương đối hẹp nên sẽ là một trải nghiệm không dành cho những ai yếu tim.