Kilala.vn đã có diện mạo mới    Trải nghiệm ngay

Sáng kiến "Tiệm bánh đêm" giúp tránh lãng phí thực phẩm

Kinh doanh Nhật Bản    • Nov 9, 2021

Bài: Natsume

Đây là sáng kiến của nhà nghiên cứu ẩm thực Nahomi Edamoto nhằm hạn chế tình trạng lãng phí thực phẩm, đồng thời hỗ trợ những người vô gia cư, người thất nghiệp kiếm thêm thu nhập.

Tại con phố gần ga Kagurazaka, Tokyo, vào bảy giờ tối, mọi người bắt đầu tụ tập ở một quầy bánh đặc biệt với tên gọi “Night Bakery” hay "Yoru no panya san" trong tiếng Nhật. Khách hàng tại đây đa phần là nhân viên văn phòng, cư dân địa phương và cả những người tò mò về gian hàng. Điều đặc biệt là nơi đây chỉ mở cửa vào ban đêm, 3 ngày 1 tuần, nguồn bánh ở cửa hàng là từ những tiệm bánh khác nhau tại Tokyo và một số vùng lân cận. Người bán là nhân viên của Tạp chí The Big Issue Japan, sinh viên đại học không kiếm được công việc làm thêm do đại dịch.

night bakery

Cửa hàng bánh được dựng ngay trước một hiệu sách. Ảnh: Tokyo Weekender

Ra đời cách đây 1 năm từ ý tưởng của Nahomi Edamoto – nhà nghiên cứu ẩm thực, khi một mạnh thường quân quyên góp cho Quỹ Big Issue Japan (nơi Edamoto đang đồng hành) kèm theo điều kiện là nguồn tiền phải được sử dụng cho các mục tiêu bền vững. Và nhiệm vụ của Edamoto cùng các cộng sự là phải tạo ra được công việc khác cho những người khó khăn, ngoài việc bán tạp chí.

night bakery

Nhà nghiên cứu ẩm thực Nahomi Edamoto, người tạo ra dự án này. Ảnh: Mainichi

Khi biết một tiệm bánh ở Hokkaido thường xuyên thu gom bánh còn dư vào cuối ngày ở những tiệm bánh khác và bán vào ban đêm, bà Edamoto bắt đầu có những ý tưởng đầu tiên. “Điều này giúp chúng tôi không tốn quá nhiều chi phí cho cửa hàng, nguyên liệu..., từ đó tiết kiệm được một khoản tiền. Trên hết việc làm này còn giúp giảm tình trạng lãng phí thực phẩm, vốn là vấn đề nhức nhối tại nhiều quốc gia”.

Đa phần tại các cửa hàng bánh, sản phẩm của họ sẽ chỉ làm và tiêu thụ trong ngày nên nếu cuối ngày còn dư, bánh sẽ bị bỏ đi. Thay vì lãng phí nguồn thực phẩm trên, nhóm của Edamoto sẽ liên hệ với các cửa hàng, đề nghị họ đồng hành và bán lại những phần bánh còn dư vào cuối ngày. Tuy nhiên, hầu hết những chủ tiệm đều nghi ngờ ý tưởng này và lo sợ bị lừa đảo.

Nhưng vận may đã mỉm cười với Edamoto, khi chủ một cửa hàng bánh nổi tiếng ở quận Higashi Nihonbashi có tên là Beaver Bread đã liên hệ và đề nghị hợp tác. Đồng thời ông cũng hỗ trợ Edamoto liên hệ với một cửa hàng sách để đặt bàn bán bánh.

night bakery

Đa dạng loại bánh đến từ nhiều thương hiệu. Ảnh: Tokyo Weekender

Đợt chạy thử nghiệm đầu tiên diễn ra vào ngày 01/10/2020, trùng với ngày “Đạo luật khuyến khích giảm thất thoát lương thực” có hiệu lực. Bánh mì cho tiệm bánh đêm đầu tiên đến từ ba cửa hàng: Beaver Bread ở khu phố Higashi Nihonbashi của quận Chuo, L'atelier Cocco ở Shirokane, phường Minato và Nakanoya trong khu Sekiguchi của phường Bunkyo. Trước khi tiệm mở 30 phút đã có một hàng dài người đứng chờ sẵn. Chỉ sau 1 giờ đồng hồ, một lượng lớn những túi bánh có giá 750 yên (150.000 đồng) và 1.400 yên (khoảng 277.000 đồng) đã hết sạch.

Night Bakery mua bánh mì còn dư từ các tiệm bánh và bán với giá gần với giá gốc. Tuy nhiên, bánh tại quầy hàng đến từ nhiều thương hiệu đã giúp khách hàng dễ dàng lựa chọn được loại mình yêu thích, chính vì thế chúng thường bán hết nhanh chóng.

Night Bakery bắt đầu với sự hợp tác chỉ từ ba tiệm bánh. Hiện tại có 17 cửa hàng cộng tác và mở rộng thêm một địa điểm bán hàng khác gần Ga Iidabashi, cửa hàng pop-up ở Daikanyama.

night bakery

Rất nhiều người mong chờ mua bánh tại đây. Ảnh: Tokyo Weekender

Edamoto chia sẻ: “Đây là phương pháp kinh doanh mà các công ty có thể thu được thêm lợi nhuận thay vì bỏ những thực phẩm dư thừa. Nhưng tôi hy vọng cách tiếp cận của chúng tôi sẽ trở thành phương thức kinh doanh chủ đạo trong ngành công nghiệp thực phẩm”.

[subscribe]

"The Big Issue Japan" là một tạp chí được bán bởi những người vô gia cư, thành lập vào năm 2003. Khi một cuốn tạp chí The Big Issue Janpan được phát hành, mỗi người vô gia cư sẽ được phát 10 cuốn miễn phí, sau đó họ sẽ mua mỗi cuốn với giá 170 yên (khoảng hơn 33.000 đồng) và bán ra thị trường với giá 350 yên (70.000 đồng). Bằng cách này, The Big Issue đã trao cho những người vô gia cư “chiếc cần câu cơm” thay vì chỉ đưa “một bát cơm”, giúp họ chủ động tạo ra nguồn thu nhập cho chính mình. 

Xem thêm: 7 ứng dụng của Nhật giúp bạn có lối sống “xanh” hơn

the big issue

The Big Issue Japan là tạp chí nêu lên quan điểm của giới trẻ, và được bán bởi những người thất nghiệp/vô gia cư nhằm tạo nên nguồn thu nhập cho họ. Ảnh: Kyodo News

Từ tháng 9 năm 2003 đến tháng 3 năm 2013, 1.427 người vô gia cư đã đăng ký với Big Issue Japan với tư cách là người bán hàng. Đến tháng 3 năm 2013, 5,71 triệu bản của Big Issue Japan đã được bán tại Nhật Bản, mang lại tổng thu nhập 802 triệu yên cho những người bán hàng vô gia cư. Tuy nhiên, đến năm 2020, đại dịch COVID-19 đã khiến số lượng người thất nghiệp tìm đến với The Big Issue tăng lên, nhưng cùng lúc đó việc bán tạp chí cũng gặp khó khăn do tác động của dịch bệnh. Vì thế, việc tạo ra “Night Bakery” cũng đã mang lại nhiều ý nghĩa thiết thực cho những người đang gặp khó khăn.

Để biết được thời gian, địa điểm tiệm bánh mở cửa, bạn có thể tham khảo tại đây.

kilala.vn

padding
padding
padding
padding
padding
padding
KILALA vol.45

Chỉ từ 220.000 VND, bạn sẽ nhận được 4 số Kilala giao tận nhà và một trong những phần quà hấp dẫn.

KILALA vol.44

KILALA vol.44

KILALA vol.43

KILALA vol.43

KILALA vol.42

KILALA vol.42

KILALA vol.41

KILALA vol.41

KILALA vol.40

KILALA vol.40

KILALA vol.39

KILALA vol.39

KILALA vol.38

KILALA vol.38

KILALA vol.37

KILALA vol.37

KILALA vol.36

KILALA vol.36

KILALA vol.35

KILALA vol.35

Đăng ký bản tin

Đăng ký bản tin của KILALA để cập nhật những thông tin Nhật Bản mới nhất

go Top