Kilala.vn đã có diện mạo mới    Trải nghiệm ngay

Điều kiện trường tồn của các doanh nghiệp

Công sở Nhật Bản    • Dec 30, 2017

Bài: Thư Hiên. Ảnh: Japan Circle

Giáo sư Nakayama Osamu, Hiệu trưởng Trường Đại học Reitaku, tỉnh Chiba, Nhật Bản đã có những kiến giải hết sức thú vị và đầy thuyết phục về vấn đề này trong buổi tọa đàm “Điều kiện trường tồn của các doanh nghiệp” diễn ra tại TP.HCM vào ngày 10/12/2015 vừa qua.

Giáo sư Nakayama Osamu và cô Nguyễn Thu Hương, Phó trưởng Khoa Nhật Bản học ĐH KHXH &NV.

Bài học từ Nhật Bản

Trong 3 quốc gia đứng đầu thế giới về số doanh nghiệp có lịch sử sáng lập dài hơn 200 năm, Nhật Bản chiếm vị trí số một với 3.113 doanh nghiệp, bỏ xa hai vị trí tiếp theo là Đức với 1.563 doanh nghiệp và Pháp với 331 doanh nghiệp.

Thực tế này còn gây ấn tượng sâu đậm hơn, nếu chúng ta nhắc đến Nhật Bản như một quốc gia từng thất bại trong Chiến tranh thế giới thứ 2, bởi điều đó chứng tỏ những doanh nghiệp này không chỉ có lịch sử và truyền thống lâu đời, mà còn có một sức mạnh bền bỉ và vững chắc để có thể tồn tại và vượt qua giai đoạn khắc nghiệt của những năm hậu chiến.

Vậy, sức mạnh đó bắt nguồn từ đâu, và điều kiện cốt lõi để tạo nên sự trường tồn của doanh nghiệp là gì? Giáo sư Nakayama Osamu, Hiệu trưởng Trường Đại học Reitaku, tỉnh Chiba, Nhật Bản đã có những kiến giải hết sức thú vị và đầy thuyết phục trong buổi toạ đàm “Điều kiện trường tồn của các doanh nghiệp” diễn ra vào ngày 10/12/2015 do Japan Circle và cơ quan chủ quản Socencoop, đơn vị hợp tác trường Đại học KHXH & NV TH.HCM, đơn vị hỗ trợ Success Partner phối hợp tổ chức.

Chia sẻ trong buổi toạ đàm, giáo sư Osamu nhắc lại những câu nói của ông Hiroike Chikuro, người sáng lập nên Đại học Reitaku với phương châm “Trí Đức nhất thể” (trí tuệ và đạo đức cần phải được giáo dục như một thể thống nhất): “Người áp dụng cùng một phương pháp cho lập nghiệp và giữ gìn sự nghiệp thì sẽ thất bại”, và “Lập nghiệp không cần có đức, nhưng để giữ gìn sự nghiệp đó thì không thể thiếu đức”.

Nhìn lại những doanh nghiệp cổ xưa đã tồn tại trên 1000 năm ở Nhật Bản, như công ty xây dựng kiến trúc gỗ Kongo gumi hay lữ quán Nishiyama Onsen Keiunkai, cũng như qua kết quả khảo sát các doanh nghiệp sáng lập trước năm 1912, giáo sư Osamu chia sẻ 5 yếu tố quan trọng làm nên sự trường tồn mà người Nhật đã đúc kết được. Đó là: Tín (nhiệm) – Thành (tâm) – Kế (thừa) – Tâm (huyết) – Chân (thật). Ngoài ra, có thể kết luận rằng quy mô doanh nghiệp không phải là yếu tố để làm nên sự trường tồn, vì 96% doanh nghiệp lâu đời nhất của Nhật Bản là doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Tương lai hợp tác Việt Nam – Nhật Bản: cốt lõi chính là niềm tin

Bà Phan Thị Tuyết Mai, Phó chủ tịch thường trực CLB Doanh nhân Sài Gòn phát biểu tại hội thảo.

Khác với đa số doanh nghiệp Âu Mỹ thường đề cao mục đích tối đa hoá lợi nhuận và đẩy mạnh giá trị cổ phiếu trong thời gian ngắn, xem trọng cổ đông, những doanh nghiệp Nhật Bản lâu đời chú trọng đến tính trường tồn, chất lượng sản phẩm, dịch vụ và xem trọng không chỉ cổ đông mà cả nhân viên và khách hàng. Bên cạnh đó, kinh doanh có đạo đức cũng là một phương châm xuyên suốt.

Để có được mối quan hệ giao thương tốt đẹp và lâu bền cũng nhu thu hút đầu tư từ Nhật Bản, chắc chắn các doanh nghiệp Việt Nam cần phải chú ý những đặc điểm đó.

Trao đổi với các doanh nghiệp Việt Nam tham dự toạ đàm, giáo sư  Nakayama Osamu nhận xét rằng người Việt Nam có nhiều điểm tương đồng với người Nhật, như “cần cù, khéo tay, hiếu khách”….

Tuy nhiên, trong xu thế toàn cầu hoá, các lợi thế thu hút đầu tư từ Nhật như lương nhân công và giá thuê văn phòng rẻ, GDP tăng trưởng mạnh, tốc độ phát triển cũng như khả năng mở rộng thị trường… có thể dễ dàng bị xoá nhoà so với các quốc gia khác trong khu vực Châu Á. Khi đó, yếu tố quyết định để các doanh nghiệp Nhật chọn Việt Nam sẽ là “có thể tin tưởng nhau hay không”.

Bà Phan Thị Tuyết Mai, Phó chủ tịch thường trực CLB Doanh nhân Sài Gòn bày tỏ sự đồng tình với những chia sẻ của giáo sư Osamu và cho rằng bên cạnh việc nâng cao kỹ năng, các doanh nhân Việt Nam cần tìm kiếm cho mình một triết lý rõ ràng cũng như nền tảng đạo đức kinh doanh vững chắc. Bên cạnh đó, bà Lưu Thị Thanh Mẫu, TGD công ty Phúc Khang cũng cho biết, để góp phần truyền tải những triết lý này một cách rộng rãi và có hệ thống, doanh nghiệp của bà sẵn lòng hỗ trợ Trung tâm Nghiên cứu Đạo đức thuộc ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn TP.HCM triển khai các dự án xây dựng nền tảng lý thuyết về đạo đức xã hội cũng như đạo đức kinh doanh cho Việt Nam.

Thư Hiên/kilala.vn

padding
padding
padding
padding
padding
padding
KILALA vol.45

Chỉ từ 220.000 VND, bạn sẽ nhận được 4 số Kilala giao tận nhà và một trong những phần quà hấp dẫn.

KILALA vol.44

KILALA vol.44

KILALA vol.43

KILALA vol.43

KILALA vol.42

KILALA vol.42

KILALA vol.41

KILALA vol.41

KILALA vol.40

KILALA vol.40

KILALA vol.39

KILALA vol.39

KILALA vol.38

KILALA vol.38

KILALA vol.37

KILALA vol.37

KILALA vol.36

KILALA vol.36

KILALA vol.35

KILALA vol.35

Đăng ký bản tin

Đăng ký bản tin của KILALA để cập nhật những thông tin Nhật Bản mới nhất

go Top