Kilala.vn đã có diện mạo mới    Trải nghiệm ngay

Di sản của Steve Jobs và nguồn cảm hứng mang tên Nhật Bản

Nhân vật Nhật Bản    • Jan 7, 2022

Bài: Natsume

Một Steve Jobs khiến cả thế giới “phát cuồng” vì những sản phẩm gắn nhãn Apple cũng chính là người chịu ảnh hưởng và có niềm đam mê mãnh liệt với văn hóa Nhật Bản.

Thuở sinh thời, Steve Jobs đã thu hút sự chú ý lớn của giới truyền thông trên khắp thế giới, được đánh giá cao vì những thành tích đáng nể của ông với tư cách là một doanh nhân, giám đốc kinh doanh - người đã đưa Apple từ bờ vực phá sản trở thành công ty giá trị nhất thế giới.

Ông cũng nổi tiếng là một diễn giả thu hút. Bài diễn văn mà ông chia sẻ tại Đại học Stanford vào năm 2005 đã truyền cảm hứng cho mọi người trên khắp thế giới, trong đó ông tiết lộ rằng bản thân đã tự hỏi chính mình cùng một câu hỏi vào mỗi buổi sáng: “Nếu hôm nay là ngày cuối cùng của cuộc đời, tôi có muốn làm những gì tôi sắp làm hôm nay không?”. Bài diễn thuyết sau này cũng được đưa vào sách giáo khoa tiếng Anh cho các trường trung học của Nhật Bản.

steve jobs

Ảnh: matcha-tea

Những sản phẩm của Apple dưới thời Steve Jobs (và cho đến nay) vẫn tuân thủ theo tôn chỉ “Simplicity is the ultimate sophistication – Đơn giản là đỉnh cao của sự tinh tế”, một câu danh ngôn của bậc thầy hội họa Leonardo da Vinci (1452-1519). Tuy nhiên, chỉ một số ít người biết rằng triết lý đơn giản này được thúc đẩy bởi niềm đam mê bất diệt của Steve đối với văn hóa và lịch sử Nhật Bản. Cùng với phong trào nghệ thuật Bauhaus của Đức, ảnh hưởng chính đến sự phát triển về quan niệm mỹ học của Steve Jobs là Thiền Nhật Bản.

Những ảnh hưởng từ Phật giáo Thiền tông

Điểm tiếp xúc đầu tiên của Steve với Nhật Bản là Zen – Thiền. Được nhận làm con nuôi khi còn là một đứa trẻ sơ sinh, ông bắt đầu hành trình tìm kiếm câu trả lời về bản thân mình. Từng có lúc, ông thậm chí đã trải qua khóa tu luyện khổ hạnh ở Ấn Độ.

Đến một ngày, Steve tìm thấy trung tâm thiền địa phương gần nhà ở Los Altos, California. Trung tâm được điều hành bởi Otogawa Kobun, một thiền sư phái Soto gốc Kamo, tỉnh Niigata. Từ ấy, Steve tôn kính Otogawa như một người thầy của mình. Khi thành lập công ty thứ hai “NeXT” vào năm 1985, Steve Jobs đã mời Otogawa làm “cố vấn tinh thần”. Thậm chí, vị thiền sư này còn có mặt trong đám cưới của Steve. Otogawa được miêu tả là người thường xuyên hỏi Steve những câu hỏi hóc búa, khiến Steve phải suy ngẫm về bản chất của thực tế. 

thiền sư

Thiền sư Otogawa Kobun, cố vấn tinh thần của Steve Jobs. Ảnh: wikipedia

Có thể nói, Phật giáo Thiền tông có ảnh hưởng lớn đến triết lý và khả năng cảm thụ thẩm mỹ của nhà sáng lập Apple. Jony Ive là người thiết kế các sản phẩm của Apple, nhưng Steve luôn là người có tiếng nói cuối cùng về diện mạo của chúng. Cả hai đều yêu thích kiểu dáng đẹp, thẩm mỹ đơn giản, điều mà họ tìm thấy trong văn hóa Nhật Bản.

Xem thêm: Thiền ngữ - những bài học sâu sắc về cõi nhân sinh

/banner

Từ nghệ thuật đến phong cách thời trang

Ảnh hưởng của Nhật Bản không dừng lại ở nghề nghiệp của Steve Jobs mà ông còn rất kính trọng các nghệ sỹ, nghệ nhân Nhật Bản và yêu thích đồ nội thất, tác phẩm nghệ thuật và cả trang phục.

Khi đưa ra quyết định mua hàng, Steve Jobs là một người cầu toàn. Ông có thể mất gần bảy năm chỉ để quyết định chọn một chiếc ghế sofa hoặc tham gia vào các cuộc thảo luận trên bàn ăn tối của gia đình vài tháng trước khi quyết định mua loại máy giặt nào. Tuy nhiên, mặc dù là một khách hàng khó tính như vậy, ông vẫn vô cùng tôn trọng sự khéo léo và độ chính xác của các nghệ nhân Nhật Bản.

steve jobs

Những tác phẩm nghệ thuật của Nhật Bản mà Steve Jobs sưu tập trong cuộc đời mình. Ảnh: NHK

Tranh khắc gỗ Shin-hanga

Khi Steve Jobs công bố chiếc máy tính Macintosh đầu tiên với giới truyền thông vào tháng 1/1984, màn hình hiển thị hình ảnh bản in khắc gỗ: “A Woman Combing Her Hair - Người phụ nữ chải tóc” của Hashiguchi Goyo. Đây là tác phẩm mà Steve đã mua 2 bản in vào vào 06/1983 và tháng 02/1984, một bản ông giữ cho riêng mình và bản còn lại dành cho công ty.
steve jobs và bức tranh cô gái
“A Woman Combing Her Hair”, tác phẩm trên máy tính Macintosh.

Vào tháng 03/1983, ba chàng trai trẻ đã đến thăm một phòng trưng bày nổi tiếng ở quận Ginza sang trọng của Tokyo, một trong số đó là Steve Jobs, chủ tịch 28 tuổi của Apple. Đón tiếp họ là Matsuoka Haruo, dù lúc ấy ông chưa nhận ra Steve Jobs nhưng thứ làm Haruo ấn tượng là tấm danh thiếp đầy màu sắc, điều hiếm thấy ở thời đó. Cuộc gặp gỡ này ở Ginza đánh dấu sự khởi đầu của một tình bạn kéo dài hai thập kỷ giữa Steve và Matsuoka.

matsuoka

Matsuoka Haruo. Ảnh: NHK

Trong chuyến viếng thăm này, Steve Jobs đã mua hai bản in Shin-hanga: một bức vẽ núi Phú Sĩ và hoa anh đào, một chủ đề rất được các nhà sưu tập Mỹ và châu Âu ưa chuộng; bức thứ hai là một bức chân dung hiếm, và đắt tiền, vẽ một người phụ nữ. 

núi Phú Sĩ và hoa anh đào

Tác phẩm "Kisho, Nishi-izu", Kawase Hasui (1937). Ảnh: NHK

Tác phẩm là một ví dụ của “Shin-hanga - 新版画” (Tân bản họa), bản in khắc gỗ được ra đời vào đầu thế kỷ 20. Chúng đặc trưng bởi việc sử dụng màu sắc hiện đại, đánh dấu sự chuyển đổi nhưng cũng tiếp nối di sản từ các bản in Ukiyo-e truyền thống. Shin-hanga thường được sử dụng trong các áp phích và lịch để thu hút khách du lịch đến Nhật Bản và thường được trưng bày tại các cuộc triển lãm ở Mỹ. Chính vì thế, nghệ thuật này nổi tiếng với người nước ngoài hơn là người Nhật.

shin-hanga

"Snow at Shirahige", Kawase Hasui (1920). Ảnh: NHK

Matsuoka cho biết Steve đã mua ít nhất 41 bản in tại phòng trưng bày kể từ lần ghé thăm đầu tiên, trong đó có 25 bức của Kawase Hasui, họa sĩ yêu thích của ông. Ông đặc biệt có niềm đam mê với những tranh vẽ chân dung phụ nữ (Bijinga) và mô tả phong cảnh tuyết. Ngoài ra, Steve cũng quan tâm đến việc mua các bản in trước trận Động đất Kanto năm 1923 vì chúng hiếm và có giá trị. Matsuoka chia sẻ: “Tôi nghĩ các bản in khắc gỗ đã giúp anh ấy thoát khỏi thế giới kinh doanh. Chúng giúp chữa lành vết thương tinh thần và cho phép anh ấy nghỉ ngơi”.

Thời trang

Hình ảnh Steve Jobs trong mắt tất cả mọi người là một người đàn ông trung thành với áo đen cổ lọ và quần jeans, chiếc áo này cũng đến từ một NTK Nhật Bản - Miyake Issey. Ông đã gặp nhà thiết kế Miyake vài lần, sau lời giới thiệu của Morita Akio, người đồng sáng lập Sony, ông đã đặt Miyake thiết kế mẫu áo màu đen huyền thoại và mua hàng trăm cái.áo đen của steve jobs
Set đồ luôn gắn bó với Steve Jobs.

Ngoài ra, món quà đầu tiên mà Steve dành tặng cho em gái thất lạc của mình - Mona Simpson, là một bộ quần áo do Miyake Issey thiết kế.

Tình yêu của Steve Jobs với ẩm thực Nhật Bản

Một khía cạnh khác của sự gần gũi mà Jobs cảm thấy đối với Nhật Bản là tình yêu của ông đối với các món ăn truyền thống. Mì SobaSushi là những món đặc biệt được nhà sáng lập Apple yêu thích. Steve là một người ăn chay trường nghiêm ngặt trong suốt cuộc đời của mình, nhưng ông đã tạo ra một ngoại lệ cho ẩm thực Nhật Bản.

Tình yêu với Soba lớn đến nỗi ông đã gửi đầu bếp từ Café Mac, nhà ăn của công ty Apple, đến học tại Học viện Tsukiji Soba và tạo nên một món ăn có tên “Sashimi Soba” với ý tưởng đến từ Steve Jobs.

japanese food

Soba và Sashimi là hai trong số những món Nhật Bản yêu thích của vị tỷ phú quá cố.

Steve thường xuyên đến quán Jinsho, một nhà hàng Sushi ở Thung lũng Silicon, và Kaygetsu, nơi phục vụ Sushi và Kaiseki (yến tiệc với nhiều món). Mặc dù nổi tiếng là một người kín tiếng đối với việc kinh doanh, nhưng ông thỉnh thoảng vẫn đưa các sản phẩm đang được phát triển và thảo luận công việc một cách cởi mở trong bữa tối tại những nơi này. Các nhà hàng yêu thích trên cũng là địa điểm tổ chức tiệc chia tay với nhân viên sau khi Steve Jobs nhận ra rằng mình không còn sống được bao lâu nữa.

Nếu không thể đặt chỗ tại Kaygetsu, một nhà hàng từ chối đối xử đặc biệt với những người nổi tiếng, Steve Jobs sẽ đặt Sushi mang đi và tự mình lái xe đến để lấy. Các món ăn yêu thích của ông là cá ngừ béo, cá hồi Na Uy, cá đuôi vàng, cá hồi trout, cá tráp biển, cá thu và cá chình nước mặn. Ông và con gái từng ăn hết 10 đĩa Sushi lươn trong bữa tối tại Kaygetsu.

[subscribe]

Vào ngày 5/10/2011, Steve Jobs đã qua đời do căn bệnh ung thư, giữa lúc Apple đang ở thời kỳ đỉnh cao. Thời điểm ông qua đời chỉ hai ngày trước khi Kaygetsu đóng cửa. Khi Steve biết tin rằng nhà hàng sẽ đóng cửa vào hồi đầu năm, ông đã đề xuất một số mong mỏi với quản lý nhà hàng kiêm đầu bếp Sakuma Toshio. Sau khi Steve ra đi, Sakuma đã thực hiện lời hứa của mình bằng việc phục vụ các món ăn yêu thích của cựu CEO tại nhà ăn của nhân viên Apple.

Tình bạn với Sony

Cùng là những doanh nhân nắm giữ hai doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực điện tử, nhưng Steve Jobs có sự ngưỡng mộ đặc biệt dành cho Morita Akio, người đồng sáng lập của Sony. Ông được xem là một "fan trung thành" và luôn hào hứng với những đổi mới của Sony: đài bán dẫn, máy nghe nhạc Walkman, PlayStation, micro, VCR - Sony luôn vượt trội từ những tiểu tiết và triết lý của họ đã truyền cảm hứng cho Apple.

Điều mong mỏi của Steve Jobs là Apple một ngày nào đó có thể tạo ra những sản phẩm mà Morita yêu thích. Tại buổi ra mắt sản phẩm mới của Apple vào 12 năm trước, trùng với thời điểm Morita qua đời, Steve Jobs đã gửi một bài điếu văn đến vị doanh nhân nổi tiếng này.

steve jobs tưởng nhớ nhà đồng sáng lập Sony

Ảnh: Nippon
Như đã đề cập ở trên, vẻ ngoài tạo nên thương hiệu của Steve Jobs là quần jeans và áo cổ lọ màu đen cũng được lấy cảm hứng từ Sony. Trong một lần đến thăm nhà máy của Sony trong chuyến thăm Nhật Bản, Steve đã hỏi Morita tại sao tất cả nhân viên đều mặc đồng phục. Morita chia sẻ rằng sau chiến tranh, cuộc sống của người dân rất khó khăn, họ không đủ tiền để mua quần áo lành lặn nên Sony đã tạo ra những bộ đồng phục để nhân viên có thể mặc mỗi ngày.

Ấn tượng với câu chuyện ấy, Steve quyết định sẽ có đồng phục tương tự tại Apple, nhưng điều đó không thể thực hiện do vấp phải phản ứng mạnh mẽ của nhân viên. Thay vào đó, Steve đã tạo nên bộ đồng phục cho riêng mình bằng cách quyết định đặt hàng vài trăm chiếc áo của Miyake Issey, thứ mà ông tiếp tục mặc cho đến cuối đời.

Mối quan hệ thân thiết giữa Steve và Sony vẫn tiếp tục, ông từng mời chủ tịch Sony - Ando Kunitake tham gia cùng ông trên sân khấu tại các sự kiện ra mắt sản phẩm của Apple và thỉnh thoảng mời các giám đốc điều hành cấp cao của Sony dự các buổi hòa nhạc và chiêu đãi họ tại nhà hàng Nhật Bản.

sony

Steve Jobs và Ando Kunitake. Ảnh: punditfromanotherplanet

Cũng đôi khi Steve Jobs ghé thăm trụ sở của Sony mà không báo trước để chia sẻ ý tưởng của mình về các sản phẩm mới và kích thước của chúng. Đặc biệt, ông là một người đam mê các cửa hàng bán lẻ do Sony trực tiếp quản lý, điều này có tác động lớn đến định hướng của Apple ngay từ khi bắt đầu.

Một công ty Nhật Bản khác mà Steve có mối quan hệ làm việc thân thiết là Alps Electronics Co., công ty cung cấp ổ đĩa mềm cho một số máy tính đời đầu của Apple. Ông đã đến thăm nhà máy vài lần và mời nhân viên Alps đến trụ sở Apple để xin lời khuyên. Ông cũng tự mình thuyết trình tại nhà máy Alps ở Nhật Bản và nhận được những gợi ý hữu ích từ Alps về tự động hóa nhà máy hiệu quả.

Xem thêmMối nhân duyên của John Lennon với Nhật Bản

kilala.vn

padding
padding
padding
padding
padding
padding
KILALA vol.45

Chỉ từ 220.000 VND, bạn sẽ nhận được 4 số Kilala giao tận nhà và một trong những phần quà hấp dẫn.

KILALA vol.44

KILALA vol.44

KILALA vol.43

KILALA vol.43

KILALA vol.42

KILALA vol.42

KILALA vol.41

KILALA vol.41

KILALA vol.40

KILALA vol.40

KILALA vol.39

KILALA vol.39

KILALA vol.38

KILALA vol.38

KILALA vol.37

KILALA vol.37

KILALA vol.36

KILALA vol.36

KILALA vol.35

KILALA vol.35

Đăng ký bản tin

Đăng ký bản tin của KILALA để cập nhật những thông tin Nhật Bản mới nhất

go Top