Kilala.vn đã có diện mạo mới    Trải nghiệm ngay

Sống trong những căn hộ chung cư

Gia đình Nhật Bản    • Jul 6, 2020

Bài: Nguyên Giang
Ảnh: Pixta

Trong những năm gần đây, các tòa nhà chung cư hay căn hộ mọc lên ngày càng nhiều tại Việt Nam. Đặc biệt, không gian sống hiện đại cùng các tiện ích và dịch vụ của căn hộ chinh phục phần lớn các cặp vợ chồng trẻ. Tuy nhiên, với không ít người, việc chuyển từ ngôi nhà phố biệt lập thông thường sang cuộc sống ở chung cư sẽ gây bối rối. Với những đúc kết từ Nhật Bản, Kilala hy vọng bài viết này cung cấp cho bạn các thông tin hữu ích về cuộc sống căn hộ.

Vì sao nhiều người yêu thích căn hộ?

Không gian sống hiện đại: Ở căn hộ có một ưu thế đặc biệt là tất cả các phòng đều tập trung trên một mặt bằng nên việc di chuyển cũng dễ dàng hơn. Có không gian mở liên kết giữa các phòng tạo nên sự ấm cúng trong gia đình. Đặc biệt, căn hộ luôn được thiết kế để tất cả các phòng đều đón được ánh sáng tự nhiên, là ưu điểm nổi trội so với nhà phố.

Khi sống ở chung cư, gia đình bạn sẽ rất ít phải lo lắng đến các vấn đề thường gặp như sự ồn ào, khói bụi, ruồi muỗi, không khí ô nhiễm… Hơn nữa, căn hộ chung cư cũng dễ dàng thiết kế nội thất đẹp hơn và thời thượng hơn theo yêu cầu của các chủ nhà trẻ trung và hiện đại.

vì sao nhiều người yêu thích căn hộ?
Các căn hộ chung cư được yêu thích những năm gần đây.

Hệ thống quản lý tòa nhà: Khi ở nhà phố, bạn sẽ phải tự lo các vấn đề như vệ sinh và an ninh quanh khu nhà của bạn. Trong khi ở các chung cư thì có một Ban quản lý để đảm bảo tất cả các hệ thống phụ trợ và dịch vụ công cộng trong tòa nhà được vận hành trơn tru. Nếu thấy các dịch vụ công đó chưa được đảm bảo thì bạn hoàn toàn có thể khiếu nại.

Chi phí hợp lý và thuận lợi về giao thông: Nếu tính theo mặt bằng chung thì giá một mét vuông đất thổ cư trong ngõ hẻm thông thường sẽ cao hơn từ 2 đến 4 lần so với giá trung bình một mét vuông sàn chung cư ở cùng vị trí. Thế nhưng khi mua căn hộ chung cư thì bạn sẽ không phải lo lắng về chỗ để xe, đặc biệt là xe hơi. Bên cạnh đó, bạn còn tránh được tình trạng ách tắc giao thông do các chung cư luôn được xây dựng ở vị trí giao thông thuận lợi.

Lưu ý:

Kiểm tra hợp đồng thuê/mua một cách cẩn thận

Các tòa nhà chung cư thường có những quy tắc riêng (chẳng hạn cấm vật nuôi). Vì thế khi mua/thuê căn hộ, bạn phải đọc kỹ hợp đồng và đặc biệt chú ý những hạn chế này.

/banner

Quy tắc cho cuộc sống ở căn hộ

Nếu sống ở căn hộ, bạn cần phải tuân thủ một số quy tắc dưới đây để có một cuộc sống thoải mái.

Xử lý rác thải

Ngày tháng, địa điểm, thời gian và phương pháp tách rác ở mỗi tòa nhà chung cư thường khác nhau. Do đó bạn cần phải hỏi Ban quản lý hay hàng xóm để nắm thông tin chi tiết.

Những điều cần biết về hệ thống xử lý rác thải

1. Có cần phân loại rác cháy không?
2. Ngày giờ lấy rác?
3. Trạm rác ở đâu?
4. Làm thế nào để di chuyển rác cồng kềnh?
5. Có loại túi xách đặc biệt dành cho rác thải không?

Sử dụng bếp

Giữ cho bếp luôn sạch sẽ. Không được đổ rác hay dầu ăn vào bồn rửa hoặc cống ống vì nó sẽ gây tắc ống cống. Ngoài ra, dầu đổ vào ống cống còn gây hại cho môi trường nước ở địa phương. Nếu bạn muốn bỏ dầu ăn đã qua sử dụng, hãy dùng giấy thấm hút và cho vào túi đưa ra ngoài như rác có thể đốt cháy. Khi nấu ăn phải luôn bật quạt thông gió để mùi không lan tỏa sang các phòng khác.

quy tắc cho cuộc sống ở căn hộ
Cần chú ý trong sử dụng bếp.

Âm thanh và tiếng ồn

Nếu bạn sống ở căn hộ, hàng xóm có thể nghe thấy âm thanh từ phòng của bạn. Vì vậy phải cố gắng không để làm ồn, đặc biệt là vào đêm khuya và sáng sớm. Những âm thanh làm phiền người khác thường là:

+ Âm thanh lớn của TV, radio và máy nghe nhạc.
+ Nhạc cụ.
+ Nói chuyện lớn tiếng.
+ Âm thanh của máy hút bụi và máy giặt.
+ Vòi hoa sen và bồn tắm.
+ Mở và đóng cửa.

Sử dụng phòng tắm và nhà vệ sinh

Cần phải thông gió đầy đủ. Nước tràn từ ống thoát bị tắc có thể gây nhiều rắc rối cho hàng xóm của bạn. Nếu nước tràn vào phòng bên dưới căn hộ của bạn, bạn sẽ phải trả chi phí vệ sinh. Nghiêm cấm việc bỏ giấy vệ sinh, khăn mặt, khăn ăn và tóc vào ống thoát nước trong phòng tắm.

Sử dụng ban-công

Nếu bạn muốn phơi chăn màn hoặc treo chậu hoa trên ban-công thì phải chằng buộc chắc chắn để chúng không bị rơi xuống. Nếu ở ban-công có đặt thiết bị thoát hiểm khẩn cấp, bạn phải đảm bảo khả năng tiếp cận một cách dễ dàng. 

Quy định về khu vực công cộng

Cầu thang và hành lang được xem là một phần của khu vực công cộng. Những khu vực này thường được dùng làm lối thoát hiểm trong trường hợp khẩn cấp. Không được để bất cứ vật dụng cá nhân nào ở các khu vực này.

Khu vực để xe

Để xe của bạn gọn gàng tại một khu vực dành riêng để không làm phiền người khác.

Căn hộ ở Nhật Bản

Ở Nhật, hầu hết các phòng đều lát sàn tatami hoặc sàn gỗ, rất hiếm phòng trải thảm. Một số căn hộ có cả hai loại, phòng sàn tatami và sàn gỗ. LDK là dạng viết tắt quen thuộc trong giới kinh doanh bất động sản ở Nhật Bản khi mô tả về căn hộ. Tượng trưng cho Living (Phòng khách), Dining (Phòng ăn) và Kitchen (Bếp), và thường đi kèm với số lượng phòng, ví dụ như:

1K = căn hộ một phòng có bếp
1DK = căn hộ một phòng có khu vực ăn uống và bếp
1LDK = căn hộ một phòng có phòng khách, khu vực ăn uống và bếp

căn hộ chung cư ở Nhật Bản
Một căn hộ chung cư ở Nhật.

Ngoài ra, hầu hết các căn hộ đều có một phòng tắm, một phòng vệ sinh và một sảnh ra vào (genkan), là nơi thường đặt tủ giày dép.

Khi ở căn hộ, hàng tháng bạn thường phải trả các khoản phí sau đây:

- Tiền thuê (yachin): Được trả hàng tháng, thường là thông qua chuyển khoản ngân hàng tự động. Kỳ hạn là trước khi bắt đầu một tháng mới.
- Tiện ích: Thông thường, chi phí cho các tiện ích như điện và khí đốt không bao gồm trong tiền thuê nhà. Nhưng với khách hàng là người nước ngoài thì các công ty kinh doanh thường bao trọn gói các khoản phí này.
- Phí bảo trì (kanrihi/kyoekihi): Những người thuê căn hộ chung cư thường phải đóngmột khoản phí nhỏ hàng tháng dùng để bảo trì và bảo dưỡng tòa nhà.
- Bảo hiểm: Một số chủ đầu tư có thể yêu cầu bạn phải mua bảo hiểm cho căn hộ.

Vị trí, độ tuổi của tòa nhà và kích thước, vị trí của căn hộ là những yếu tố chính quyết định chi phí tiền thuê nhà:

Vị trí: Căn hộ nằm gần trung tâm thành phố là đắt đỏ nhất. Sự chênh lệch về chi phí so với căn hộ ở ngoại ô có thể rất lớn. Ngoài ra, còn tính đến khoảng cách từ căn hộ đến nhà ga xe lửa gần nhất.

Độ tuổi của tòa nhà: Tòa nhà cũ với các căn hộ nhỏ được gọi là apato ("căn hộ"), trong khi các tòa nhà hiện đại với căn hộ lớn hơn được giới thiệu như là manshon ("biệt thự"). Không cần phải nói, ở manshon thì thoải mái và tốn kém hơn.
Kích thước: Kích thước của phòng được đo bằng chiếu tatami, ngay cả khi phòng không có sàn tatami. Một chiếu tatami có kích thước khoảng 180 cm x 90 cm.

Vị trí: Căn hộ đối mặt về hướng nam và nhận được nhiều ánh sáng mặt trời có xu hướng đắt hơn.

Hội dân khu phố (Chonaikai) và Tổ chức tự quản (Jichikai)

Ở Nhật, mỗi khu phố thường có một tổ chức dân cư địa phương như Tổ dân phố hay Hội cư dân. Tổ chức này thường phổ biến thông tin của thành phố hoặc các trung tâm y tế công. Ngoài ra, còn tổ chức một số sự kiện trong cộng đồng như lễ hội, tuần tra phòng chống tội phạm và diễn tập tình trạng khẩn cấp. Người dân thường phải trả một số lệ phí cho việc duy trì hoạt động của tổ chức này. Người nước ngoài cũng có thể gia nhập.

kilala.vn

padding
padding
padding
padding
padding
padding
KILALA vol.45

Chỉ từ 220.000 VND, bạn sẽ nhận được 4 số Kilala giao tận nhà và một trong những phần quà hấp dẫn.

KILALA vol.44

KILALA vol.44

KILALA vol.43

KILALA vol.43

KILALA vol.42

KILALA vol.42

KILALA vol.41

KILALA vol.41

KILALA vol.40

KILALA vol.40

KILALA vol.39

KILALA vol.39

KILALA vol.38

KILALA vol.38

KILALA vol.37

KILALA vol.37

KILALA vol.36

KILALA vol.36

KILALA vol.35

KILALA vol.35

Đăng ký bản tin

Đăng ký bản tin của KILALA để cập nhật những thông tin Nhật Bản mới nhất

go Top