Sumo – môn thể thao không thể thay thế của Nhật Bản

Vậy Sumo là môn thể thao có nguồn gốc như thế nào? Và tại sao nó lại được nhiều người dân Nhật tôn sùng đến như vậy? Vậy Sumo là môn thể thao có nguồn gốc như thế nào? Và tại sao nó lại được nhiều người dân Nhật tôn sùng đến như vậy?

Một cảnh tập luyện của các võ sĩ Sumo thời xưa.

Sumo là môn thể thao kết hợp giữa việc thể hiện sức mạnh của đấu sĩ với các nghi lễ tôn giáo Thần đạo của Nhật (đạo Shinto). Theo ghi chép từ cuốn “Biên niên ký sự Nhật Bản”, trận đấu Sumo đầu tiên diễn ra là để chào đón các sứ thần Cao Ly vào năm 642 trước công nguyên. Vào thời bấy giờ, các trận đấu Sumo được xem như nghi thức trong các buổi lễ quan trọng, hoặc được xem như một nghi lễ dâng lên các vị thần Shinto để cầu mong mùa màng bội thu.

Đến thời kỳ Nara (từ năm 710 – 794), các trận đấu Sumo được biểu diễn cho vua chúa thời bấy giờ xem. Sumo bắt đầu được tổ chức có quy củ, luật lệ, kỹ thuật và trở nên thịnh hành hơn vào thời kỳ Heian. Tuy vậy, nó chỉ kéo dài trong khoảng 300 năm. Khi vua Takakura lên trị vì vào năm 1168, Sumo dần dần biến mất.

Sau đó vào thời kỳ Kamakura (từ năm 1185 – 1333), khi những chiến binh Samurai phục vụ lãnh chúa xuất hiện lần đầu tiên, Sumo được sử dụng như một hình thức luyện tập võ thuật của các Samurai này.

Một cảnh tập luyện của các võ sĩ Sumo thời xưa.

Mãi cho đến thời Edo (từ năm 1603 – 1868), Sumo mới bắt đầu được xem xét như là một ngành nghề và có phương pháp huấn luyện bài bản. Đầu thời kỳ Edo xuất hiện 2 dạng đấu sĩ Sumo: một là những người xem Sumo là nghề nghiệp kiếm tiền chân chính, và hai là những đấu sĩ Sumo hội hè mua vui. Những buổi đấu vật Sumo mua vui gây cản trở và phiến phức nên sau đó đã bị cấm tổ chức. Còn những người nghiêm túc theo đuổi Sumo thì được đưa vào lò huấn luyện bài bản nên cách thi đấu cũng có kỹ thuật và tuân theo luật lệ nhất định. Có thể nói, bắt đầu từ đây, khái niệm về các võ sĩ Sumo chuyên nghiệp bắt đầu hình thành. Vậy Sumo là môn thể thao có nguồn gốc như thế nào? Và tại sao nó lại được nhiều người dân Nhật tôn sùng đến như vậy?

Tuy nhiên đến thời kỳ cải cách Minh Trị, giai đoạn đánh dấu sự sụp đổ của chế độ phong kiến, Sumo một lần nữa rơi vào khủng hoảng khi bị cấm thi đấu vì được xem là những di tích lỗi thời còn sót lại của chế độ cũ. Vài năm sau đó, Thiên Hoàng Minh Trị cho tổ chức lại các giải đấu Sumo, giúp khôi phục lại danh tiếng và biến Sumo trở thành một môn thể thao thịnh hành hơn trước. Vào năm 1909, nhà thi đấu Sumo đầu tiên gọi là Ryogoku Kokugikan được xây dựng tại Tokyo. Và tiếp sau đó 1925, hiệp hội Sumo Nhật Bản chính thức được thành lập.

Vậy Sumo là môn thể thao có nguồn gốc như thế nào? Và tại sao nó lại được nhiều người dân Nhật tôn sùng đến như vậy?

Như vậy có thể thấy, trải qua mấy ngàn năm từ lúc được hình thành cho đến ngày chính thức được công nhận là môn thể thao thi đấu chuyên nghiệp, Sumo đã trải qua rất nhiều thăng trầm. Từ một nghi thức dâng lên thần Shinto cầu cho mùa màng bội thu, cho đến những trận đấu mua vui cho vua chúa, rồi trở thành một môn võ thuật luyện tập cho các samurai, đến cuối cùng cũng được công nhận và huấn luyện như những võ sĩ thi đấu chuyên nghiệp. Mỗi giai đoạn phát triển của Sumo đều gắn liền với những giá trị văn hóa và những cột mốc lịch sử đáng nhớ của Nhật.

Con đường để trở thành một võ sĩ Sumo chuyên nghiệp

Sumo là bộ môn dành riêng cho nam giới

Ngày nay ở Nhật Bản, các võ sĩ Sumo chuyên nghiệp rất được yêu mến và kính trọng. Nếu có dịp được đến xem một giải đấu Sumo, bạn sẽ thấy lượng người hâm mộ hùng hậu xếp hàng xin chữ ký và chụp hình với các Ozumo (Ozumo là tên gọi các võ sĩ Sumo chuyên nghiệp) mà họ yêu thích. Thậm chí họ còn mua áo thun, móc khóa, quà lưu niệm có chữ ký, hình ảnh của các Ozumo. Ở Nhật, các Ozumo vừa nổi tiếng lại vừa được tôn thờ. Thế nhưng, có ai biết được, con đường đạt đến ngưỡng danh vọng đó là con đường thấm đẫm máu, mồ hôi và nước mắt của những con người quyết hi sinh tất cả vì sự nghiệp đấu vật. Cùng tìm hiểu quá trình trở thành một võ sĩ Sumo chuyên nghiệp tại Nhật Bản nhé.

Điều kiện gia nhập
Trước tiên, người muốn gia nhập trường huấn luyện Sumo chuyên nghiệp thì bắt buộc phải là nam giới, trong độ tuổi từ 15 cho đến 23. Sumo không phải là bộ môn giành cho nữ giới. Thậm chí phụ nữ còn không được phép đi vào vòng đấu vật dohyo (vòng đấu vật Dohyo là vòng tròn có đường kính 4,55m nơi diễn ra trận đấu của hai võ sĩ Sumo). Từ năm 1994, hiệp hội Sumo Nhật còn ra yêu cầu tất cả các đô vật Sumo phải cao từ 1m73 trở lên. Trình độ học vấn phải đạt từ trung học cơ sở, có nhân thân tốt, xuất thân nề nếp, gia giáo. Sau khi được nhận vào trường đào tạo, các chàng trai trẻ sẽ trải qua quá trình luyện tập hà khắc trong 2 năm trước khi chính thức được công nhận là một võ sĩ Sumo.

Sumo là bộ môn dành riêng cho nam giới

Cuộc sống luyện tập của võ sĩ Sumo
Để dễ dàng hình dung ra một ngày trong trại huấn luyện của các võ sĩ Sumo, trước hết chúng ta hãy cùng tìm hiểu về sự phân hạng võ sĩ trong giới Sumo. Bởi vì các Sumo ở các thứ hạng khác nhau sẽ có cuộc sống huấn luyện và nghỉ ngơi khác nhau ít nhiều. Có tất cả 6 nhóm Sumo được phân hạng theo thứ tự từ thấp đến cao như sau:

Xếp hạng Sumo Xếp hạng Sumo

Yokozuna chính là danh hiệu cao quý nhất của nhóm Makuuchi, đồng thời cũng là danh hiệu cao quý nhất trong giới Sumo. Những võ sĩ Sumo nằm trong hai nhóm cao nhất là Juryo và Makuuchi sẽ được gọi là Sekitori. Và những võ sĩ Sumo trong 4 nhóm hạng còn lại sẽ được gọi là Rikishi.

Cuộc sống trong trại huấn luyện của các võ sĩ Sumo sẽ tuân theo những quy định chặt chẽ và có sự phân biệt cấp bậc, thứ hạng. Một ngày tập luyện bắt đầu từ 5 giờ cho đến 11 giờ sáng. Những võ sĩ trẻ sẽ dậy tập luyện lúc 5 giờ sáng, trong khi các Sekitori sẽ bắt đầu tập luyện từ 7 giờ. Khi các Sekitori tập luyện, thì những Sumo trẻ sẽ phải làm các công việc tạp vụ như: dọn dẹp, nấu bữa trưa, chuẩn bị bồn tắm, cầm khăn và giúp các Sekitori lau mồ hôi. Sau khi tập luyện đến 11 giờ trưa thì các võ sĩ sẽ đi tắm và dùng bữa ăn đầu tiên trong ngày. Thứ tự ưu tiên của việc dùng phòng tắm và ăn trưa cũng tuân theo cấp bậc.

lẩu Chankonabe

Loại bữa trưa truyền thống mà các đô vật Sumo ăn là món lẩu Chankonabe được nấu với rất nhiều cá, thịt, rau, đậu… Các võ sĩ Sumo sẽ ăn lẩu Chankonabe với khoảng từ 5 – 10 tô cơm trắng, và đặc biệt là uống rất nhiều bia. Bữa ăn này đảm bảo cung cấp cho các võ sĩ lượng calories trên 5.000kcal. Sau bữa trưa, các võ sĩ Sumo sẽ đi ngủ trưa theo quy định. Chế độ ăn uống ngủ nghỉ này là để giúp tích mỡ, tạo ra một cơ thể đồ sộ cần thiết cho việc thi đấu.

Vào buổi chiều, các võ sĩ trẻ sẽ tiếp tục làm các công việc như dọn dẹp, tham gia các lớp học hoặc những công việc khác. Các Sekitori thì sẽ được thư giãn, dành thời gian trả lời thư người hâm mộ,... Buổi tối, trong khi các Sekitori có thể ra ngoài dạo chơi thì các võ sĩ Sumo trẻ phải ở lại trong trại làm các công việc lặt vặt, thậm chí phải mát-xa, bóp chân cho các Sumo cấp cao hơn. Nếu được chọn trở thành Tsukebito (người hầu) cho các Sekitori thì họ phải tháp tùng các Sekitori đi ra ngoài, sẵn sàng làm mọi việc các Sekitori sai bảo ở ngoài. Trong doanh trại huấn luyện, các Sekitori có phòng riêng hoặc những người đã kết hôn thì có căn hộ riêng. Các võ sĩ Sumo trẻ sẽ ngủ chung với nhau trong phòng tập thể.

Như vậy có thể thấy, quá trình để phát triển thành những võ sĩ sumo cao cấp – tức những Sekitori - là cả một chặng đường gian nan, khắc nghiệt và đầy thử thách. Ngoài những mệt mỏi về thể xác khi tập luyện, các đô vật thiếu niên còn phải trải qua cuộc sống phục vụ các đàn anh, làm đủ mọi việc nặng nhọc như một người hầu. Nếu không có một ý chí sắc đá và tinh thần kiên định sẽ khó vượt qua được giai đoạn thử thách đầu tiên này.

Sumo tăng thứ hạng bằng cách nào? Sumo tăng thứ hạng bằng cách nào?

Võ sĩ Sumo tăng hạng bằng các trận đấu.

Các võ sĩ cấp thấp phải trải qua nhiều trận thi đấu để tăng dần thứ hạng của mình lên. Từ hạng Juryo trở lên, các võ sĩ mới được nhận lương chính thức, 4 thứ hạng thấp hơn chỉ nhận được một khoản trợ cấp nhỏ.

Như đã đề cập ở trên, danh hiệu cao nhất trong giới Sumo là Yokozuna. Điều kiện để võ sĩ Sumo đạt được danh hiệu Yokozuna là phải được Hội đồng công nhận là đáp ứng đủ tiêu chí: người được xét phong phải đang ở danh hiệu Ozeki (danh hiệu cao thứ 2 sau Yokozuna) và giành vô địch hai mùa giải liên tiếp.

Võ sĩ Sumo tăng hạng bằng các trận đấu.

Ngoài ra những trường hợp đặc biệt khác sẽ được Hội đồng xem xét và bỏ phiếu bầu chọn. Hai phần ba số thành viên trong hội đồng tán thành thì sẽ được phong danh hiệu Yokozuna.

Có những quy định đặc biệt trong giới Sumo như các võ sĩ Sumo không được lái xe hơi, khi đi ra ngoài đường các võ sĩ Sumo phải mặc kimono truyền thống của Nhật để được mọi người nhận diện…

Trận đấu Sumo chuyên nghiệp diễn ra như thế nào và vào thời gian nào? Trận đấu Sumo chuyên nghiệp diễn ra như thế nào và vào thời gian nào?

Cách xác định người chiến thắng trong một trận đấu Sumo? Cách xác định người chiến thắng trong một trận đấu Sumo?

Cạnh võ đài là các vị giám khảo

Các trận đấu Sumo thường diễn ra rất ngắn, thường là dưới một phút (hầu hết chỉ diễn ra có vài giây). Nếu một trận đấu diễn ra hơn 4 phút thì trọng tài sẽ cho thời gian nghỉ uống nước, gọi là “mizu-iri”.

Cạnh võ đài là các vị giám khảo

Người chiến thắng trong một trận đấu Sumo là người đẩy được đối thủ của mình ra khỏi vòng tròn đấu vật, hoặc buộc đối thủ của mình chạm đất bất kỳ bộ phận cơ thể nào trừ chân của anh ta. Thông thường, trọng tài sẽ là người ra quyết định thắng thua. Tuy nhiên trong một sơ trường hợp, 5 vị giám khảo ngồi cạnh võ đài có thể triệu tập hội nghị ở giữa võ đài, gọi là “Momo-ii” để hội ý lại kết quả trọng tài đưa ra. Kết quả sau đó có thể là tán thành, hoặc có thể đảo ngược quyết định của trọng tài, hoặc cũng có thể ra lệnh tái đấu.

Vì sao nói Sumo là môn thể thao gắn liền với tôn giáo?

Võ đài Sumo là một nền đất vuông cao

Thời xa xưa, Sumo là một nghi thức thường đi kèm với các điệu múa linh thiêng dâng lên các vị thần để cầu cho mùa màng bội thu. Bây giờ, tuy Sumo đã trở thành một môn thể thao thi đấu chuyên nghiệp, nhưng vẫn giữ lại rất nhiều các nghi thức thuộc Thần Đạo.

Mái che của võ đài cũng được mô phỏng theo kiến trúc mái đền đạo Shinto.

Võ đài Sumo là một nền đất vuông cao, chính giữa là vòng tròn đấu vật Dohyo có đường kính 4,55m. Mái che của võ đài cũng được mô phỏng theo kiến trúc mái đền đạo Shinto. Trọng tài trong các trận đấu Sumo (tiếng Nhật gọi là Gyouji) thường mặc những bộ trang phục truyền thống giống với các bộ trang phục của các thẩm phán từ thời Heian và đội chiếc mũ giống với những chiếc mũ của các thầy tu đạo Shinto. Trước mỗi giải đấu, các Gyouji sẽ làm lễ thờ cúng để thanh tẩy cho các vòng đấu vật Dohyo.

Mái che của võ đài cũng được mô phỏng theo kiến trúc mái đền đạo Shinto.

Trang phục của trọng tài giống với các bộ trang phục của các thẩm phán từ thời Heian với chiếc mũ giống với những chiếc mũ của các thầy tu đạo Shinto.

Trang phục mang màu sắc thời Heian của các trọng tài.

Mỗi ngày thi đấu sẽ diễn ra nghi lễ Dohyo-iri (Lễ nhập vòng). Các võ sĩ sẽ mặc Kesho-mawashi – một loại trang phục tương tự như chiếc tạp dề được trang trí công phu bằng các hình thêu – và tiến vào võ đài thi đấu, xếp thành vòng tròn, quay mặt về phía khán giả. Sau đó họ sẽ quay lại, đối mặt với nhau trong vòng tròng, vỗ tay, rồi giương tay lên cao. Hành động vỗ tay là một nghi thức quan trọng trong đạo Shinto. Những tín đồ đi đền thờ tại Nhật thường vỗ tay để gây sự chú ý tới các thần linh trước khi hành lễ khấn bái. Sau đó một Yokozuna sẽ thực hiện nghi thức rảy muối như là một nghi thức hướng tới thần linh và xua đuổi ma quỷ.

Trang phục mang màu sắc thời Heian của các trọng tài.

Trước mỗi trận đấu, hai võ sĩ tiến về góc khán đài, bốc một nắm muối rảy vào sàn thi đấu rồi cúi xuống nhìn nhau, chuẩn bị “lâm trận”. Đây là nghi lễ tẩy uế trong Thần Đạo gọi là nghi lễ rảy muối.

Chính vì những nghi lễ mang nặng tính truyền thống và tôn giáo như vậy, nên Sumo rất khó để trở thành một môn thể thao quốc tế. Và người Nhật cũng không có ý định biến Sumo thành môn thể thao thi đấu trên thế giới. Tuy vậy, Hiệp hội Sumo vẫn tiếp nhận các võ sĩ ngoại quốc đến học và thi đấu như những võ sĩ người Nhật. Đó là lý do vì sao những năm gần đây, xuất hiện rất nhiều các võ sĩ Sumo chuyên nghiệp mang các quốc tịch nước ngoài như Mông Cổ, Bulgari, Mexico…

Các Sumo đang thực hiện nghi thức Dohyo-iri.

Các võ sĩ Sumo được gì khì trở nên nổi tiếng?

Nếu bạn nghĩ làm gì có ai muốn lấy những “ông béo ú” như Sumo Nhật thì bạn đã lầm to. Ở xứ hoa anh đào này, vợ của những võ sĩ Sumo chuyên nghiệp toàn là những diễn viên, ca sỹ, ngôi sao truyền hình nổi tiếng Nhật Bản. Được “nâng khăn sửa túi” cho các võ sĩ Sumo là mơ ước của nhiều cô gái ở Nhật. Vì sao lại như vậy?

Ở Nhật, môn đấu vật Sumo được coi là biểu tượng quốc gia, là niềm tự hào của người Nhật. Cùng với đó, những võ sĩ Sumo nghiễm nhiên trở thành niềm hãnh diện của người dân. Họ được xem như là “đệ tử các thần linh”. Ngoài ra những năm tháng rèn luyện và thi đấu nhiều vất vả đã tạo nên những người đàn ông có tính kỷ luật cao, điềm tĩnh, kiên nhẫn, không kiêu ngạo… Đây là những đặc điểm tốt mà các cô gái đều mong muốn có được ở một người chồng tương lai. Độ nổi tiếng và được săn đón của các võ sĩ đẳng cấp thì không phải bàn, ngang ngửa hoặc có phần được tôn trọng hơn so với các minh tinh màn bạc.

Ngoài ra, lương bổng của các Sumo chuyên nghiệp, đặc biệt là các Yokozuna cũng thuộc hàng “khủng”. Hay nói cách khác, họ là những đại gia thực thụ. Tính đến năm 2018, thu nhập trong một năm của các võ sĩ Sumo hạng cao như sau:

Ngoài ra họ còn được nhận thêm tiền thưởng, tiền thâm niên, tiền quảng cáo,... Khi về hưu, mặc dù họ sẽ không nhận lương, nhưng vẫn có tiền trợ cấp hàng tháng. Các võ sĩ có thể trở thành huấn luyện viên hoặc tự mở lò luyện Sumo. Nói chung, đối với các Sumo cấp bậc cao thì chuyện cuộc sống vật chất phải gọi là vương giả, giàu có.

"Tượng Lực Sĩ" trên phố Kokugikan, Tokyo.

Như vậy, có thể thấy, đổi lại những năm tháng lao động khổ cực, chịu nhiều đau đớn về thể xác và tinh thần, các võ sĩ Sumo khi bước lên đỉnh cao nghề nghiệp sẽ nhận lại rất nhiều thứ mà nhiều người đàn ông trong xã hội mong muốn: địa vị, danh tiếng, tiền bạc, vợ đẹp,... Con đường đạt đến vinh quang không phải ai cũng có đủ kiên nhẫn và tài năng để đi hết. Cụ thể như danh hiệu Yokozuna, trải qua mấy ngàn năm lịch sử Sumo nhưng tính đến nay chỉ có tổng cộng 74 người đạt được. Ngoài những bổng lộc nhận được, các võ sĩ đồng thời cũng đối mặt với nhiều ảnh hưởng tiêu cực từ sức khỏe. Các võ sĩ Sumo có tuổi thọ trung bình ngắn hơn người Nhật bình thường đến 10 năm. Chế độ ăn uống “vỗ béo” sẽ khiến các võ sĩ có nguy cơ đối mặt với nhiều căn bệnh như tiểu đường, huyết áp, tim mạch…

Kết lại

Việc người dân Nhật Bản cảm thấy tự hào, hãnh diện về bộ môn Sumo là điều hoàn toàn dễ hiểu bởi môn thể thao Sumo là môn thể thao gắn liền với các giá trị văn hóa và tôn giáo Nhật với lịch sử mấy ngàn năm phát triển. Ngày nay, cùng với sự toàn cầu hóa, việc văn hóa phương Tây tràn vào với nhiều những bộ môn thể thao khác đã khiến cho bộ môn Sumo truyền thống này không còn mấy phát triển rầm rộ như trước. Cộng với việc tuyển dụng các võ sĩ thuần Nhật gặp rất nhiều khó khăn do không có nhiều người muốn gia nhập. Đây chính là những điểm gây “đau đầu” cho giới chuyên môn trong việc cố gắng duy trì và phát triển bộ môn này. Môn đấu vật Sumo, cũng như bất kỳ môn thể thao chuyên nghiệp nào khác, đối với người xem thì chỉ là những màn thi đấu thắng bại, nhưng đối với các đấu sĩ, các vận động viên thì đó là sự nghiệp họ đánh đổi bằng cả tuổi thanh xuân, mồ hôi và nước mắt. Đặc biệt với Sumo, môn thể thao không thi đấu quốc tế, các võ sĩ nhiều lắm chỉ đạt được đỉnh cao trong cấp độ quốc gia, nhưng cái giá họ bỏ ra không thua kém bất kì vận động viên quốc tế nào.

Hi vọng rằng, bộ môn đấu vật Sumo sẽ vẫn được tiếp tục duy trì trong tương lai bởi vì giá trị nó mang lại không chỉ về khía cạnh thể thao, mà còn là kế tục phát huy truyền thống văn hóa của người Nhật. Chỉ mong rằng với sự phát triển ngày nay, những người trong giới chuyên môn sẽ tìm được cách giảm thiểu những khiếm khuyết trong bộ môn này, giúp cho việc chiêu mộ và phát triển các võ sĩ lên cao hơn nữa. Để lớp trẻ những ngày sau vẫn được chiêm ngưỡng những màn đấu vật có một không hai này.